Chiều ngày hôm nay (Thứ 3 – 19/03/2023), tại Chi nhánh Hà Nội (37 Bà Triệu, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (VFS) đã tổ chức hội thảo “Kinh tế hồi phục – Ngân hàng dẫn sóng và triển vọng của thị trường” với sự tham gia của nhiều chuyên gia và nhiều đối tác trong ngành.
Hội thảo có sự tham gia của Tiến sĩ Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), đồng thời là thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC); bà Đỗ Hồng Vân – Đại diện Công ty Cổ phần FiinGroup Việt Nam, đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tích hợp dữ liệu tài chính, thông tin kinh doanh. Về phía VFS có sự tham dự của ông Nguyễn Minh Hoàng – Trưởng phòng Phân tích Công ty, đại diện Ban Lãnh đạo công ty cùng đông đảo khách mời là các nhà đầu tư, các đơn vị báo chí quan tâm đến kinh tế, tài chính, chứng khoán.
Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh vĩ mô 2024 dự báo có nhiều dấu hiệu khởi sắc, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ, phát triển về cả chất và lượng sau một năm 2023 đầy biến động.
13h50– Hội thảo bắt đầu
Hội thảo có sự tham dự của
Các chuyên gia:
– Tiến sĩ Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), đồng thời là thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC)
– Bà Đỗ Hồng Vân – Trưởng phòng Phân tích dữ liệu Công ty FiinGroup Việt Nam
– Ông Nguyễn Minh Hoàng – Trưởng phòng Phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt
Lãnh đạo doanh nghiệp
– Bà Nguyễn Thị Thu Hằng – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt
– Ông Nguyễn Tài Vinh – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt
13h55 – Bà Nguyễn Thị Thu Hằng đại diện ban tổ chức phát biểu khai mạc
Phát biểu tại hội thảo, bà Hằng – Phó Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) cho rằng: Với kỳ vọng tình hình vĩ mô dần ổn định trở lại, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ ghi nhận nhiều khởi sắc hơn trong năm 2024. Ngay trong những tháng đầu năm, VN-Index đã tăng khoảng 10% kể từ cuối năm 2023 với sự dẫn dắt của nhóm ngân hàng.
Để làm rõ hơn về những vấn đề đang được quan tâm này, CTCP Chứng khoán Nhất Việt hân hạnh được tổ chức buổi Hội thảo này. Buổi hội thảo sẽ đem đến cho các nhà đầu tư những góc nhìn chuyên sâu về triển vọng kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.
14h00 – Bài trình bày của TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV); Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia; Ủy viên Ủy ban Quốc gia về hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC) về triển vọng vĩ mô 2024
Mở đầu phần trình bày, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh lại nền kinh tế Việt Nam đang có đà tăng trưởng với sự chú ý của dòng tiền đầu tư thế giới, đặc biệt là từ Mỹ.
Đến với phần nội dung chính, TS. Cấn Văn Lực điểm qua lại dự báo tăng trưởng kinh tế 2025f các nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng chậm. Ngược lại, khu vực Châu Á với Ấn Độ hay Việt Nam vẫn là điểm sáng tăng trưởng kinh tế.
Lạm phát toàn cầu giảm khá nhanh dự báo 2024 xuống mức khoảng 3% và không còn là vấn đề đáng lo ngại. Do đó, Các NHTW có thể giữ nguyên hoặc giảm dần lãi suất. Lạm phát Mỹ được quan sát kỹ, cũng đã giảm nhanh và đang hướng đến mức mục tiêu. Tuy nhiên, FED chưa thực hiện giảm lãi suất ngay do lo sợ các xung đột địa chính trị có thể khiến giá hàng hóa đặc biệt là giá dầu leo thang trở lại khi đã điều chỉnh và đang được dự báo sẽ đi ngang trong năm 2024.
Dự báo BOA có thể giảm lãi từ cuối quý 2/2024 và FED có thể giảm lãi suất về khoảng 3%
Lãi suất Việt Nam ở mức trung bình và dự báo sẽ đi ngang trong năm 2024 khi các yếu tố vĩ mô chưa có nhiều tác động để lãi suất phải giảm thêm.
Tổng kết lại về vĩ mô thế giới, TS.Cấn Văn Lực cho rằng năm 2024 kinh tế thế giới có thể tăng trưởng chậm lại nhưng sẽ có những điểm sáng là xu hướng giảm lãi suất và xu hướng chuyển đổi số – tăng trưởng xanh. Một số rủi ro có thể kể đến là Xung đột địa chính trị phức tạp; Lạm phát và lãi suất rủi ro tăng trở lại;….
Về kinh tế VIệt Nam, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 dự báo đạt lần lượt 5,5% đứng thứ 3 trong khu vực Châu Á & Thái Bình Dương, chỉ sau Campuchia và Phillipine. Dự báo sang năm 2025, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ vương lên đứng thứ 2 trong khu vực. Theo Ngân hàng thế giới, Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực Châu Á về mức độ hồi phục của kinh tế so với trước dịch.
Số liệu vĩ mô Việt Nam tính đến tháng 2 về cơ bản tiếp tục phục hồi tích cực so với mức nền thấp của năm 2023. Tuy nhiên, tín dụng tăng trưởng thấp và tỷ giá biến động mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Dự báo từ các tổ chức uy tín đồng thuận về sự tăng trưởng của Việt Nam từ 5,5% – 6,5%. Lạm phát dự báo có thể cao hơn với kỳ vọng vòng quay tiền trong nền kinh tế hồi phục và tăng lương cơ bản nhưng vẫn ở mức thấp so với thế giới.
Vậy cơ hội nào cho kinh tế Việt Nam năm 2024?
– Số liệu vĩ mô hồi phục từ 06/2023
– Nền tảng vĩ mô Việt Nam tương đối ổn định; bền vững về tài khóa
– Lạm phát tăng trong tầm kiểm soát; lãi suất giảm, tỷ giá cơ bản ổn định, nợ xấu tăng trong tầm kiểm soát; thị trường chứng khoán tăng khá và BĐS có dấu hiệu phục hồi;
– Kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng; hội nhập quốc tế
Về thị trường chứng khoán, ông đánh giá khá khả quan. Trong những tháng đầu năm 2024, VN-Index tăng trưởng mạnh thứ 3 trong các thị trường chứng khoán trong khu vực. Hầu hết các ngành đều ghi nhận diễn biến tăng điểm kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Tiến sĩ nhấn mạnh Việt Nam là nước được hưởng lợi thứ 2 trong khu vực từ cạnh tranh thương mại và hội nhập (FTAs)
Về rủi ro và thách thức chính của kinh tế Việt Nam năm 2024, ông nêu lên các điểm chính sau:
– Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại
– Giai ngân đầu tư công chưa có đột phá
– Doanh nghiệp còn nhiều khó khăn
– Cơ cấu lại DNNN và TCTD gặp nhiều thách thức
– Rủi ro thị trường trái phiếu DN và BĐS cần thời gian xử lý, lành mạnh hóa
– Thể chế cho các lĩnh vực mới còn chậm ban hành trong khi tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm, chậm thực thi công vụ còn diễn ra
Hành động của Quốc hội, Chính phủ Việt Nam:
– Ban hành các chính sách tài khóa “mở rộng, trọng tâm” và chính sách tiền tệ “linh hoạt, nới lỏng”. Các chính sách này về cơ bản tiếp tục được thực hiện trong 2024 nhằm hỗ trợ người dân, DN bị tác động nhiều bởi suy giảm kinh doanh, việc làm, thu nhập…;
– Ban hành nhiều chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho lĩnh vực y tế, thị trường đất đai, BĐS, xây dựng, thị trường vốn, du lịch, đầu tư công…;
– Gặp gỡ các nhà đầu tư nước ngoài, hiệp hội DN để lắng nghe, cùng tìm giải pháp tháo gỡ rào cản….; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh;
– Hỗ trợ DN đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng…;
– Ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính – BĐS, đẩy nhanh hoàn thiện thể chế (sửa các luật Đất đai, Nhà ở, kinh doanh BĐS, tổ chức tín dụng, giao dịch điện tử…)
– Ban hành Chiến lược đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 (QĐ 667/QĐ-TTg ngày 02/6/2022); áp thuế tối thiểu toàn cầu kèm theo chính sách hỗ trợ…v.v
– Cơ chế, chính sách khác như Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị VN đến năm 2030, tầm nhìn 2045; Nghị định 08 (2023) ngày 5/3/2023 sửa đổi một số quy định trong Nghị định 65 (2022) về TPDN riêng lẻ theo hướng mở hơn, có lộ trình phù hợp hơn (hết hạn cuối 2023) cần sớm sửa đổi Nghị định 65 (2022);….
Giải pháp đối với TTCK Việt Nam:
– Tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển TTCK theo QĐ 368/QĐ-TTg ngày 21/3/2022 về Chiến lược tài chính đến năm 2030; Quyết định 1726/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 về Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030;
– Thể chế: sớm ban hành sửa đổi Nghị định 65 (2022) sau khi Nghị định 08 (2023) hết hiệu lực, sửa Luật Chứng khoán 2019, Luật DN 2020…phù hợp bối cảnh mới;
– Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn DNNN gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch;
– Thực hiện quyết liệt các giải pháp nâng hạng TTCK Việt Nam lên nhóm thị trường mới nổi (FTSE Russell) năm 2025;
– Phát triển nền tảng NĐT với nhiều NĐT tổ chức và NĐT cá nhân chuyên nghiệp hơn;
– Nâng cấp hạ tầng CNTT (như KRX) và cơ sở thông tin, dữ liệu thị trường;
– Xây dựng, thực thi Chiến lược chuyển đổi số ngành chứng khoán đến 2030….v.v.
Kết thúc phần trình bày, Tiến sĩ đưa ra các giải pháp đối với nhà đầu tư:
– Biết rõ khẩu vị rủi ro của mình
– Đa dạng hóa
– Đòn bẩy hợp lý
– Hạn chế tâm lý đám đông
– Tích lũy kiến thức, kinh nghiệm
– Sử dụng dịch vụ “chuyên môn” của các trung gian tài chính
15h00 – Bài trình bày của Ông Nguyễn Minh Hoàng – Giám đốc phòng Nghiên cứu và Phân tich CTCP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) trình bày về triển vọng TTCK Việt Nam 2024
Ông Hoàng nhấn mạnh lại việc nắm rõ được tình hình vĩ mô là điều quan trọng để đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Ông Nguyễn Minh hoàng cho rằng VN-Index đã bước vào một pha tăng trưởng mới với những điểm nhấn như sau:
– Bối cảnh kinh tế còn khó khăn nhưng số lượng cổ phiếu vượt đỉnh 2022 lên tới 206 mã. Trong đó, nhiều mã tăng trưởng về giá lên tới 300%, 400%, thậm chí 700%. Các nhóm ngành lớn như ngân hàng, bán lẻ, dịch vụ tài chính, tài nguyên cơ bản cũng ghi nhận những gương mặt quen thuộc đã vượt đỉnh như BID, FRT, FTS,….
– VN-Index đã tạo đáy vững chắc tại vùng 900 điểm vào tháng 11/2022 và xác nhận bước vào một xu hướng tăng trung hạn. Minh chứng cho điều này là định giá PE của thị trường cũng đã tạo đáy tại cùng quanh 9,x, tương ứng với những giai đoạn tạo đáy trong quá khứ và hiện tại PE đang quay lại vùng trung bình 14,x trong nhiều năm qua.
– Dòng tiền tự doanh mua ròng lũy kế cao kỉ lục, dòng tiền nước ngoài mua ròng mạnh từ cuối năm 2022 hỗ trợ thị trường tạo đáy
– LNST các doanh nghiệp niêm yết đã tạo đáy từ quý 4/2022 và hiện tại đang có dấu hiệu bứt phá ngưỡng LNST trung bình động 4 quý. Trong đó, các ngành tiêu biểu đã tạo đáy sớm cùng thị trường có thể kể đến là công nghệ thông tin, tài nguyên cơ bản, dịch vụ tài chính, ngân hàng và thực phẩm đồ uống. Nhiều doanh nghiệp nằm trong nhóm VN30 cũng đã tạo đáy kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2022 – 2023 như GVR, HPG, SSI, VNM,…
– Thị trường tạo đáy và đi lên trong nghi ngờ khi chính sách tiền tệ đảo chiều. Biến động của VN-Index có tương quan với sự thay đổi của lãi suất điều hành. Cụ thể, việc hạ lãi suất điều hành hầu hết đều tạo ra những pha tăng điểm mới của thị trường. Diễn biến này đã xuất hiện kể từ cuối năm 2022 khi lãi suất điều hành đã bắt đầu được điều chỉnh giảm.
– Tính riêng trong năm 2023, + VN-Index 2023 tăng 10% trong bối cảnh kinh tế khó khăn với động lực tăng trưởng đến từ định giá rẻ, mức chiết khấu lớn & sự đảo chiều chính sách tiền tệ . Động lực cho sự tăng trưởng này của VN-Index đến từ:
+ Định giá PE nằm ở nửa dưới của đường bình quân 20 năm và lợi nhuận thị trường có dấu hiệu tạo đáy
+ NHNN giảm lãi suất 4 lần trong vòng 3 tháng từ 15/03 đến 19/06: Lãi suất tái chiết khấu từ 4,5% xuống còn 3% và Lãi suất tái cấp vốn từ 6% xuống còn 4,5%
+ Mức chiết khấu giá bình quân của các cổ phiếu trên thị trường lên đến 60%, cá biệt có nhiều cố phiếu có mức giảm lên đến 80 – 90%.
– Ngân hàng dẫn sóng và là nguồn cảm hứng nâng đỡ cho sóng tăng của VN-Index 2020 – 2022 với mức độ ảnh hưởng lớn lên VN-Index. Sức ảnh hưởng này vẫn đang ngày càng tăng tính theo vốn hóa thị trường.
– Xem xét ở mức độ cổ phiếu, sự dẫn dắt của các cổ phiếu ngân hàng cũng được thể hiện rõ trong những pha tăng điểm của thị trường giai đoạn 2016 – 2018 hay giai đoạn gần đây nhất là 2020 – 2022
Với nền tảng như vậy, ông Hoàng đưa ra các dự báo về thị trường chứng khoán năm 2024
– Dựa trên định giá PE của thị trường, ông Hoàng đưa ra 2 kịch bản:
+ Với kịch bản trung tính: VN-Index sẽ biến động trong vùng 1.317 – 1.366 với điều kiện P/E ở vùng 13,5 – 14 và tăng trưởng EPS đạt 10%
+ Với kịch bản tích cực: VN-Index sẽ biến động trong vùng 1.391 – 1.441 với điệu kiện P/E ở vùng 14 – 14,5 và tăng trưởng EPS đạt 12%
– Động lực tăng trưởng cho thị trường đến từ:
+ TTCK Việt Nam là điểm đến tiềm năng của dòng tiền đầu tư trong năm 2024 khi các kênh đầu tư khác trở nên kém hấp dẫn hơn
+ Môi trường lãi suất thấp được duy trì sẽ thẩm thấu & tác động rõ rệt lên nền kinh tế và KQKD của doanh nghiệp
+ Hoạt động kinh doanh cốt lõi và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp cải thiện và tăng trưởng trở lại
– Ông Hoàng đưa ra các ngành và cổ phiếu tiềm năng cho năm 2024 như sau
+ Tiêu chí lựa chọn ngành bao gồm: (1) KQKD hồi phục hoặc tăng trưởng; (2) Ngành thu hút dòng tiền trong diễn biến tăng điểm vừa qua của thị trường; (3) Định giá ngành ở mức hợp lý; (4) Ngành nhận được sự hỗ trợ từ yếu tố vĩ mô.
+ Từ các tiêu chí này, ông Hoàng chọn ra 3 ngành tiềm năng trong năm 2024 bao gồm: Ngân hàng, Bất động sản KCN, và Bán lẻ.
+ Trong đó, các cổ phiếu tiềm năng trong từng ngành bao gồm:
(1) Ngân hàng: MBB, TCB
(2) Bất động sản KCN: IDC, KBC
(3) Bán lẻ: FRT, MWG
15h30 – Bài trình bày của Bà Đỗ Hồng Vân – Trường phòng Phân tích dữ liệu của Công ty cổ phần FiinGroup Việt Nam (FiinGroup) trình bày về triển vọng ngành ngân hàng
Tỷ trọng phân bổ dòng tiền vào nhóm ngân hàng đang có dấu hiệu đi xuống và có thể sẽ mất 2 – 3 tháng nữa để tại đáy tỷ trọng dòng tiền. Khi đó, dòng tiền sẽ dễ quay lại nhóm cổ phiếu này khi có những câu chuyện được nhắc đến.
Các yếu tố hỗ trợ nhóm cổ phiếu ngân hàng trong năm 2024:
– Lợi nhuận năm 2024 được kỳ vọng tăng tốc từ mức nền thấp năm 2023 nhờ môi trường vĩ mô dần cải thiện với trọng điểm là cầu tín dụng dần hồi phục và NIM sẽ tiếp tục cải thiện, nhưng có thể với tốc độ chậm hơn.
– Định giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn còn thấp so với giai đoạn 2015 đến nay
– Những câu chuyện riêng về chi trả cổ tức, phát hành tăng vốn
Bà Vân cũng lưu ý nhà đầu tư về những rủi ro đối với nhóm ngành ngân hàng:
– Áp lực trích lập dự phòng nợ xấu vẫn khá lớn sẽ tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng. Cụ thể, lượng TPDN đáo hạn trong năm 2024 tương đương 10% dư nợ tín dụng tăng thêm. Ngoài ra, nhóm phát triển bất động sản dân cư sẽ tiếp tục gặp áp lực thanh khoản.
– Cổ phiếu ngân hàng còn ít dư địa để thu hút vốn ngoại
Lựa chọn cổ phiếu cho năm 2024
– Lựa chọn dựa trên nền tảng cơ bản, nội tại ngân hàng: Kỳ vọng lợi nhuận hồi phục và định giá hấp dẫn. Các ếu tố cần quan tâm bao gồm (1) tăng trưởng tín dụng ; (2) Tương quan tỷ lệ NPL và tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLCR); (3) định giá PB và tương quan với ROE.
– Lựa chọn thiên về thị trường, các yếu tố khác như có kế hoạch bán vốn, thuộc top nắm giữ của quỹ ngoại.
16h00 – Tea break
16h10 – Tọa đàm