Beta là gì? 3+ Điều bạn cần biết về beta trong chứng khoán

calendar09/12/2024
Kiến thức kỹ thuật

Trong lĩnh vực tài chính, chỉ số beta là chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ biến động của cổ phiếu hoặc danh mục đầu tư so với thị trường chung. Hiểu khái niệm beta là gì giúp bạn đưa ra quyết định chính xác trong việc lựa chọn công cụ tài chính phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của mình. Hãy cùng Chứng khoán Nhất Việt (VFS) theo dõi thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Hệ số beta là gì trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán?

Hệ số beta trong chứng khoán được ký hiệu là β. Hệ số này phản ánh mức độ nhạy của biến động giá cổ phiếu so với biến động của thị trường chung.

Các nhà đầu tư thường dựa trên dữ liệu lịch sử để ước tính hệ số này. Các công ty chứng khoán hoặc tổ chức xếp hạng tín nhiệm thường công bố hệ số β cho từng loại chứng khoán. Thời gian tính toán của hệ số có thể đa dạng từ 1 năm, 2 năm, 4 năm hoặc 5 năm. Hệ số beta giúp đánh giá mức độ rủi ro và mức độ “nhạy cảm” với biến động của thị trường của chứng khoán đó.

Nếu beta thấp, chứng khoán đó sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những biến động chung của thị trường, tức là ổn định hơn. Ngược lại, nếu beta cao, chứng khoán đó sẽ “cảm nhận” rất rõ những biến động của thị trường, nghĩa là rủi ro hơn nhưng cũng có thể mang lại lợi nhuận cao hơn

Cụ thể:

  • β > 1: Cổ phiếu có mức nhạy cao hơn, vừa là rủi ro vừa là cơ hội lớn so với thị trường.
  • β = 1: Cổ phiếu biến động tương đồng với thị trường.
  • β < 1: Cổ phiếu ít nhạy hơn, rủi ro thấp hơn so với thị trường.
  • 0 < β < 1: Cổ phiếu có mức độ biến động thấp hơn so với thị trường, nghĩa là giá của cổ phiếu này ít nhạy hơn so với sự thay đổi của thị trường chung.
  • β = 0: Giá cổ phiếu hoàn toàn không chịu tác động từ biến động của thị trường chung, cho thấy cổ phiếu này hoạt động độc lập với xu hướng thị trường.
  • β < 0: Đây là trường hợp hiếm gặp, nhưng nếu xảy ra, nó chỉ ra rằng cổ phiếu có xu hướng di chuyển ngược chiều với thị trường. Cụ thể, khi thị trường tăng, giá cổ phiếu giảm; ngược lại, khi thị trường giảm, giá cổ phiếu lại tăng.

Ví dụ: Nếu trong một giai đoạn, chỉ số chung của thị trường tăng hoặc giảm 10%, cổ phiếu có β=1 sẽ tăng hoặc giảm đúng 10%. Trong khi đó, cổ phiếu có β=1,2 sẽ tăng hoặc giảm 12%, phản ánh mức độ nhạy cao hơn so với thị trường.

Beta là hệ số phản ánh mức độ nhạy của biến động giá cổ phiếu so với biến động của thị trường chung
Beta là hệ số phản ánh mức độ nhạy của biến động giá cổ phiếu so với biến động của thị trường chung

2. Hệ số beta trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán dùng để làm gì?

Hệ số beta có vai trò phản ánh mức độ nhạy của biến động giá cổ phiếu so với thị trường chung. Cụ thể hơn, hệ số này dùng để:

2.1. Đánh giá rủi ro

Hệ số beta đo lường mức độ biến động và rủi ro của một cổ phiếu so với thị trường chung. Nhà đầu tư có thể xác định được mức độ nhạy của cổ phiếu với các biến động của thị trường, từ đó đưa ra quyết định phù hợp với tài chính của mình.

2.2. Lựa chọn cổ phiếu phù hợp

Hiểu hệ số beta là gì và dựa vào hệ số này, nhà đầu tư có thể chọn cổ phiếu phù hợp với chiến lược đầu tư của mình. Ví dụ:

  • Beta cao (β > 1): Phù hợp với nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao, kỳ vọng lợi nhuận lớn.
  • Beta cao (β > 1): Phù hợp với nhà đầu tư ưu tiên sự ổn định và giảm thiểu rủi ro.

2.3. Định giá cổ phiếu

Hệ số beta được sử dụng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) để tính chi phí vốn chủ sở hữu (nguồn vốn do công ty sở hữu hoặc được góp vốn bởi cổ đông, nhà đầu tư) giúp nhà đầu tư định giá cổ phiếu một cách chính xác hơn.

2.4. Quản lý danh mục đầu tư

Hệ số beta cho phép nhà đầu tư đánh giá rủi ro tổng thể của danh mục đầu tư bằng cách tính beta trung bình của danh mục dựa trên hệ số beta và tỷ trọng từng cổ phiếu. Điều này giúp tối ưu hoá tỷ suất sinh lời so với mức rủi ro chấp nhận được.

Hệ số beta trong chứng khoán dùng để đánh giá rủi ro, lựa chọn cổ phiếu phù hợp, định giá cổ phiếu và quản lý danh mục đầu tư
Hệ số beta trong chứng khoán dùng để đánh giá rủi ro, lựa chọn cổ phiếu phù hợp, định giá cổ phiếu và quản lý danh mục đầu tư

Như vậy, hệ số beta của cổ phiếu không chỉ hỗ trợ đánh giá rủi ro mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn cổ phiếu, định giá tài sản và quản lý danh mục đầu tư, giúp nhà đầu tư tối ưu hoá các chiến lược của mình.

3. Lưu ý khi dùng hệ số beta đầu tư chứng khoán

Phân tích hệ số beta giúp nhà đầu tư nhận diện cổ phiếu phù hợp với khẩu vị rủi ro của mình, bằng cách so sánh mức độ biến động giá của cổ phiếu với biện động chung của thị trường. Tuy nhiên, có 3 yếu tố cần lưu ý khi sử dụng chỉ số này:

Lưu ý 1: Hệ số rủi ro beta và việc điều chỉnh mức lãi/lỗ kỳ vọng của danh mục

Giả thuyết trong lý thuyết beta cho rằng mức lợi nhuận của cổ phiếu có thể dự đoán được và sẽ biến động theo một cách mà chúng ta có thể tính toán được (theo một mô hình toán học). Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường tài chính thường xuyên thay đổi bất thường và không phải lúc nào cũng có thể dự đoán chuẩn. Vì vậy, việc dự đoán xu hướng giá cổ phiếu dựa vào beta không phải lúc nào cũng chính xác.

Chẳng hạn, một cổ phiếu có beta thấp (biến động giá thấp) có thể vẫn đang giảm dần theo thời gian. Việc thêm cổ phiếu này vào danh mục đầu tư sẽ giảm sự biến động của toàn bộ danh mục, nhưng không nhất thiết sẽ giúp bạn giảm thiểu mức thua lỗ mà bạn có thể gặp phải. Ngược lại, một cổ phiếu có beta cao (biến động mạnh) có thể đang trong xu hướng tăng nhanh, làm giảm mức thua lỗ kỳ vọng (mức thua lỗ mà bạn có thể dự đoán được dựa trên những gì đã xảy ra trước đó trong quá trình đầu tư) trong danh mục, mặc dù nó lại làm tăng độ biến động tổng thể.

Chú ý khi dùng hệ số beta trong chứng khoán để điều chỉnh mức lãi/lỗ kỳ vọng của danh mục
Chú ý khi dùng hệ số beta trong chứng khoán để điều chỉnh mức lãi/lỗ kỳ vọng của danh mục

Lưu ý 2: Hệ số beta không dùng để đánh giá với các công ty mới lên sàn

Vì hệ số beta của cổ phiếu dựa vào biến động giá trong quá khứ, nó không thể áp dụng để đánh giá các công ty mới thành lập, mới niêm yết hoặc mới phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Công ty mới lên sàn không có đủ dữ liệu lịch sử về biến động giá cổ phiếu trên thị trường để tính toán beta một cách chính xác.

Lưu ý 3: Hệ số beta không thể áp dụng trong dài hạn

Hệ số beta chỉ phản ánh biến động ngắn hạn, không phù hợp để dự báo cho các chiến lược đầu tư dài hạn. Thị trường chứng khoán và các yếu tố kinh tế vĩ mô có thể thay đổi theo thời gian, và các yếu tố dài hạn như chiến lược công ty, chu kỳ kinh tế hoặc các sự kiện không lường trước được (ví dụ thay đổi chính sách, tiến bộ công nghệ hoặc khủng hoảng tài chính) có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cổ phiếu.

Hệ số beta không phù hợp để dự báo cho các chiến lược đầu tư dài hạn
Hệ số beta không phù hợp để dự báo cho các chiến lược đầu tư dài hạn

Như vậy, khái niệm beta là gì đã được VFS làm rõ qua việc phân tích mối quan hệ giữa biến động giá của cổ phiếu với thị trường chung. Hiểu về chỉ số beta trong chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá được mức độ rủi ro của các khoản đầu tư, từ đó đưa ra những quyết định tài chính hợp lý.

Để tính hệ số beta chính xác nhất, nhà đầu tư tải ứng dụng VFS Mobile (áp dụng hệ điều hành android và iOS) hoặc liên hệ Hotline (+84 28) 6255 6586 (Chi nhánh TP.HCM) hoặc (+8424) 3 9288 222 (Chi nhánh Hà Nội) để được tư vấn giải đáp kỹ hơn!