Margin là một dạng đòn bẩy tài chính mà nhà đầu tư sử dụng để vay tiền từ công ty chứng khoán nhằm phục vụ cho việc đầu tư. Vậy call margin trong chứng khoán là gì? Hãy cùng Chứng khoán Nhất Việt (VFS) tìm hiểu thông tin chi tiết ngay trong bài viết dưới đây!
1. Call margin là gì?
Dưới đây là khái niệm về call margin và ví dụ về call margin giúp nhà đầu tư dễ hình dung hơn:
1.1. Khái niệm call margin
Call margin là trường hợp giá trị các khoản đầu tư giảm xuống mức không đủ để đảm bảo khoản vay margin mà công ty chứng khoán đã cấp cho nhà đầu tư. Khi đó, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm tiền vào tài khoản để bổ sung cho khoản vay margin hoặc bán bớt các khoản đầu tư để trả nợ.
Thông thường, khi giá trị danh mục đầu tư giảm đến mức tương đương với tỷ lệ đòn bẩy của khoản vay, công ty chứng khoán sẽ thông báo cho nhà đầu tư và yêu cầu thực hiện giao dịch hoặc bổ sung tiền để duy trì tỷ lệ đòn bẩy trong giới hạn cho phép. Nếu nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu, công ty chứng khoán có quyền bán các khoản đầu tư để thu hồi nợ.
1.2. Ví dụ về call margin
Ví dụ, công ty chứng khoán A quy định tỷ lệ call margin là 30%. Nhà đầu tư có 100 triệu đồng và sử dụng tỷ lệ margin 1:2 từ công ty để mua cổ phiếu X với tổng giá trị 200 triệu đồng. Sau khi mua, giá cổ phiếu giảm xuống 27%, khiến giá trị tài sản chứng khoán giảm xuống còn 146 triệu đồng. Sau khi trừ khoản vay margin 100 triệu đồng, phần tài sản ròng của nhà đầu tư còn lại 46 triệu đồng. Khi đó, tỷ lệ tài sản là 46 triệu/146 triệu = 31,5%, cao hơn ngưỡng call margin.
Nếu giá cổ phiếu giảm 30%, tỷ lệ tài sản sẽ chỉ còn 28,6%, thấp hơn mức call margin (30%), và nhà đầu tư sẽ nhận thông báo call margin. Lúc này, nếu nhà đầu tư không muốn bán bớt cổ phiếu để đưa tỷ lệ về mức cho phép, họ cần nộp thêm tiền để tăng tỷ lệ giá trị tài sản ròng/Tổng giá trị tài sản chứng khoán vượt ngưỡng call margin.
2. Hậu quả khi bị call margin
Việc bị call margin hoặc bán giải chấp (force-sell) có thể gây ra tác động tiêu cực không chỉ đối với nhà đầu tư cá nhân mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường.
2.1. Hậu quả khi nhà đầu tư bị call margin
Call margin hoặc bị bán giải chấp sẽ làm gián đoạn kế hoạch đầu tư cá nhân. Khi bị call margin, nhà đầu tư buộc phải bán một phần cổ phiếu hoặc nộp thêm tiền để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ đạt mức an toàn. Nếu không thực hiện, danh mục cổ phiếu có thể bị công ty chứng khoán bán giải chấp mà không theo lựa chọn của nhà đầu tư.
Hậu quả là giá trị tài sản có thể giảm đáng kể. Trong trường hợp bị bán giải chấp, nhà đầu tư sẽ mất quyền kiểm soát danh mục của mình, thậm chí phải từ bỏ các cổ phiếu tiềm năng mà trước đó có thể mang lại lợi nhuận.
2.2. Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán
Không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân, việc call margin cũng gây nên áp lực lớn lên thị trường chứng khoán. Khi thị trường đang trong giai đoạn giảm điểm, các hoạt động bán giải chấp và call margin chéo làm gia tăng tình trạng bán tháo, khiến bảng điện tử “đỏ lửa” nhiều hơn. Điều này lý giải vì sao thị trường thường xuyên ghi nhận chuỗi phiên giảm sâu liên tiếp trong những thời kỳ downtrend.
3. Cách tính ngưỡng call margin chuẩn xác nhất
Call margin được tính theo công thức:
Call margin = Giá trị tài sản thực tế hiện tại × Tỷ lệ ký quỹ duy trì bắt buộc. |
Ví dụ:
- Tài sản tự có: 100 triệu đồng.
- Tỷ lệ ký quỹ ban đầu: 50%
- Tỷ lệ ký quỹ duy trì bắt buộc: 40%
Tính toán:
- Sức mua tối đa (Full margin): 100 triệu : 50% = 200 triệu đồng.
- Khoản vay margin: 200 triệu – 100 triệu = 100 triệu.
Thời điểm xảy ra Call margin: Khi tổng giá trị tài sản thực tế (bao gồm chứng khoán, tiền gửi,…) giảm xuống còn 100 triệu đồng hoặc thấp hơn.
4. Khi nào thì bị call margin?
Call margin xảy ra khi tỷ lệ quỹ trên tài khoản của nhà đầu tư giảm xuống dưới mức ký quỹ duy trì tối thiểu mà công ty chứng khoán yêu cầu. Theo quy định, nếu tài sản ròng (tài sản hiện có sau khi trừ đi khoản nợ vay) nhỏ hơn hoặc bằng giá trị call margin, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu nhà đầu nộp thêm tiền hoặc giảm tỷ lệ đòn bẩy để duy trì mức ký quỹ an toàn.
Về khung giờ call margin, thực chất đây chỉ là thông báo yêu cầu nhà đầu tư bổ sung tiền hoặc tài sản vào tài khoản chứng khoán khi tỷ lệ ký quỹ giảm dưới ngưỡng an toàn. Nếu nhà đầu tư không thể nộp thêm tiền, công ty chứng khoán sẽ tiến hành bán giải chấp (force sell) để thu hồi vốn. Hoạt động bán giải chấp thường diễn ra vào:
- Phiên sáng: 10 -11 giờ.
- Phiên chiều: 14h
Một số công ty chứng khoán có thể phân bổ thời gian bán giải chấp vào các khung giờ và phương thức thông báo ký quỹ khác nhau. Thông thường, nhà đầu tư có thể nhận được thông báo qua điện thoại, tin nhắn hoặc email, tuỳ thuộc vào quy trình từng công ty.
Ví dụ: Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (VFS) sẽ gửi cảnh báo qua email khi tỷ lệ ký quỹ của tài khoản chỉ cao hơn mức ký quỹ duy trì 5%. Nếu tỷ lệ này giảm xuống dưới mức duy trì, công ty sẽ tiếp tục gửi thông báo yêu cầu bổ sung tài sản.
Thời gian để nhà đầu tư bổ sung tiền mặt hoặc điều chỉnh tài sản cũng khác nhau giữa các công ty, nhưng thường không quá 2 ngày làm việc. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm tỷ lệ ký quỹ, thời hạn xử lý lệnh gọi trong cùng 1 công ty có thể thay đổi giữa các tài khoản.
Dưới đây là ví dụ về các ngưỡng kiểm soát và trạng thái tài khoản giao dịch ký quỹ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (VFS), cập nhật ngày 20/8/2024:
Ngưỡng | Tỷ lệ ký quỹ | Trạng thái tài khoản |
Ký quỹ ban đầu | 50% – 100% | Được giao dịch chứng khoán |
Duy trì | 40% – 50% | Thiếu ký quỹ nhưng không bắt buộc nộp thêm bổ sung |
Yêu cầu ký quỹ | 35% | Bắt buộc bổ sung tiền để trở lại ngưỡng ký quỹ ban đầu trong buổi sáng của ngày giao dịch hôm sau. Nếu không, tài sản sẽ bị bán giải chấp vào đầu giờ chiều. |
Bắt buộc bán giải chấp | <30% | Ngay khi tài khoản rơi vào trạng thái này, công ty chứng khoán sẽ bán tài sản trong danh mục để đưa tỷ lệ ký quỹ trở lại ngưỡng ban đầu |
5. 3+ cách để không bị call margin
Để không bị call margin, nhà đầu tư cần áp dụng 5 cách sau đây:
- Không dùng tiền vay margin để bắt dao rơi: Bắt dao rơi còn hiểu là bắt đáy. Sử dụng tiền vay margin để “bắt dao rơi” là chiến lược rất rủi ro trong đầu tư chứng khoán vì việc quản lý tài khoản sẽ trở nên khó khăn, áp lực tài chính và rủi ro cao (trong trường hợp giá cổ phiếu tiếp tục giảm).
- Phương pháp quản lý khoản vay margin an toàn: Sử dụng margin cho các giao dịch ngắn hạn, đầu tư vào cổ phiếu có tính thanh khoản tốt (cổ phiếu cơ bản, cổ phiếu bluechip). Đồng thời không vay tối đa hạn cho mức phép để tránh rủi ro khi thị trường biến động mạnh.
- Hạ tỷ trọng margin khi cổ phiếu hoặc thị trường chuyển biến kém tích cực: Khi nhận thấy dấu hiệu thị trường hoặc cổ phiếu chuyển biến tiêu cực, hãy nhanh chóng giảm tỷ lệ vay margin bằng cách bán bớt cổ phiếu để giảm áp lực tài chính.
- Đặt các ngưỡng cắt lỗ (cutloss): Khi giao dịch ký quỹ, cần thiết lập các ngưỡng cắt lỗ thấp hơn so với giao dịch thông thường để bảo vệ tài sản. Đồng thời khi đạt lợi nhuận kỳ vọng, nhà đầu tư nên chốt lời sớm để tránh thị trường đảo chiều.
6. 4+ cách xử lý khi bị call margin
Khi bị call margin, nhà đầu tư cần phải xử lý theo 4 cách sau đây:
- Nạp thêm tiền mặt hoặc chứng khoán vào tài khoản để nâng giá trị ký quỹ, giúp tài khoản sẽ quay về mức an toàn.
- Bán bớt cổ phiếu trong danh mục, đặc biệt là những cổ phiếu có rủi ro cao hoặc đang giảm mạnh để giảm thiểu tổn thất.
- Đóng vị thế giao dịch (nếu giao dịch ngắn hạn) để bảo vệ toàn vốn và tránh rủi ro tiếp tục sụt giảm nghiêm trọng.
- Hạ tỷ trọng vị thế giao dịch margin, chuyển sang tỷ lệ thấp hơn hoặc không sử dụng margin để giảm áp lực tài chính lâu dài.
Ví dụ về hai lựa chọn của nhà đầu tư khi bị call margin:
X muốn mua 2.000 cổ phiếu XYZ với giá trị 200 triệu đồng, nhưng chỉ có 100 triệu đồng sẵn có. Do đó, X quyết định ký quỹ margin tại công ty M với tỷ lệ vay 1:2 và tỷ lệ call margin của công ty là 30%.
Sau vài tháng, giá cổ phiếu giảm 30%, khiến giá trị tài khoản của X chỉ còn 140 triệu đồng. Sau khi trừ đi phần ký quỹ 100 triệu, X chỉ còn lại 40 triệu đồng.
Khi tính toán tỷ lệ giữa giá trị thực và tổng tài sản (40 triệu / 140 triệu = 28,5%) nhỏ hơn tỷ lệ call margin 30%, X sẽ bị công ty M gọi margin.
Vào thời điểm này, X nhận được yêu cầu từ công ty chứng khoán để bổ sung tiền hoặc bán cổ phiếu. X có hai lựa chọn để khắc phục tình hình:
- Lựa chọn 1 – Nộp thêm 10 triệu đồng để nâng tỷ lệ ký quỹ: (40 triệu + 10 triệu) / (140 triệu + 10 triệu) = 33,33% > 30%.
- Lựa chọn 2 – Bán 200 cổ phiếu XYZ để thu về tiền mặt: (40 triệu + 200 cổ phiếu x 70.000 đồng) / 140 triệu = 42,8% > 30%.
- Lựa chọn 3 – Đóng vị thế giao dịch: X có thể lựa chọn đóng toàn bộ vị thế giao dịch, tức là bán hết cổ phiếu đã mua để thanh toán nợ vay margin. Việc này sẽ giúp X tránh rủi ro call margin tiếp theo và giữ lại phần tài sản còn lại.
- Lựa chọn 4 – Hạ tỷ trọng vị thế giao dịch margin: X có thể bán một phần cổ phiếu để giảm bớt tỷ lệ vay margin, từ đó hạ tỷ trọng margin trong tài khoản và đưa tỷ lệ ký quỹ về mức an toàn hơn.
Vì số cổ phiếu giao dịch phải là bội số của 100, X không thể bán 150 cổ phiếu mà phải bán 200 cổ phiếu để thu về đủ tiền mặt.
7. Giải đáp 3+ câu hỏi thường gặp nhất về call margin
Dưới đây là 3 câu hỏi phổ biến khi nhà đầu tư tìm hiểu về call margin:
7.1. Khi nào nên/ không nên sử dụng margin?
Nên cân nhắc sử dụng margin khi:
- Khi bạn là nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm, hiểu rõ thị trường chứng khoán và quản trị rủi ro.
- Khi thị trường có xu hướng tăng trưởng rõ ràng và bạn nắm bắt được triển vọng tích cực của cổ phiếu dự định mua.
- Khi sử dụng margin cho các chiến lược ngắn hạn, đi kèm với kỷ luật đầu tư chặt chẽ.
- Khi đầu tư vào cổ phiếu có thanh khoản tốt, dễ dàng mua bán.
Không nên sử dụng margin khi:
- Khi bạn là nhà đầu tư mới, thiếu kinh nghiệm trong quản lý rủi ro và đầu tư.
- Khi thị trường không có tín hiệu tăng trưởng rõ ràng hoặc đang trong giai đoạn điều chỉnh mạnh, bất chấp việc cổ phiếu bạn nhắm đến đang tăng giá nhanh.
- Khi đầu tư trong thời gian dài, do biến động giá ngắn hạn có thể gây thua lỗ lớn.
- Khi đầu tư vào cổ phiếu có thanh khoản kém, cổ phiếu “penny” hoặc các mã tăng giá dựa trên tin đồn và thủ thuật thao túng giá.
7.2. Cổ phiếu giảm bao nhiêu thì bị call margin?
Nếu tỷ lệ ký quỹ (phần giá trị tài sản mà nhà đầu tư thực sự sở hữu so với tổng giá trị vay mượn) giảm xuống dưới ngưỡng call margin của công ty chứng khoán (tại VFS, tỷ lệ này là 35%), nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo phải nộp thêm tiền hoặc bán bớt cổ phiếu để ở ngưỡng duy trì (tại VFS, tỷ lệ này là 40%).
Nếu không thực hiện kịp, khi tỷ lệ ký quỹ giảm sâu hơn xuống dưới mức force sell (tại VFS, tỷ lệ này là <30%), hệ thống sẽ tự động bán cổ phiếu (gọi là “force-sell”) để bảo vệ khoản vay và giảm rủi ro cho nhà đầu tư.
7.3. RTT bao nhiêu thì bị call margin?
RTT (Ratio of Total Trading margin – tỷ lệ ký quỹ) là tỷ lệ giữa giá trị tài sản ròng và tổng giá trị vay margin. Khi tỷ lệ RTT giảm xuống dưới mức 80% và đạt đến 87%, nhà đầu tư có thể đối mặt với nguy cơ bị call margin.
7.4. Call margin chéo là gì?
Call Margin chéo là khi công ty chứng khoán không thể bán các cổ phiếu đang rơi vào tình trạng Margin Call (hoặc bị buộc bán) vì giá cổ phiếu đã chạm mức sàn. Để đảm bảo tỷ lệ Margin của nhà đầu tư ở mức an toàn, công ty chứng khoán sẽ phải bán các cổ phiếu khác trong danh mục của bạn.
Thông qua việc quản lý sử dụng margin cẩn thận, theo dõi sát tỷ lệ ký quỹ và thiết lập các chiến lược phòng ngừa, nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro bị call margin trong chứng khoán và duy trì hiệu quả đầu tư dài hạn.
Liên hệ VFS qua Hotline (+8424) 3 9288 222 (Chi nhánh TP.HCM) hoặc (+8424) 3 9338 222 (Chi nhánh Hà Nội) để nhận được lời khuyên hữu ích từ chuyên gia!