1 trái phiếu bao nhiêu tiền? Yếu tố ảnh hưởng và cách tính chi tiết

calendar22/01/2025
Kiến thức đầu tư

Trái phiếu là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn nhờ tính ổn định và lãi suất cạnh tranh. Việc hiểu rõ 1 trái phiếu bao nhiêu tiền và các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của nó giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư thông minh, tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro tài chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về giá trị trái phiếu và những yếu tố quan trọng cần biết khi đầu tư.

1. Giải đáp: 1 trái phiếu bao nhiêu tiền?

1 trái phiếu có giá được tính bằng phần trăm mệnh giá và được chuyển đổi sang thang điểm.

Cụ thể:

  • Mệnh giá trái phiếu là giá trị danh nghĩa của một trái phiếu, được ghi trên trái phiếu đó. Mệnh giá trái phiếu là cơ sở để tính toán số tiền đầu tư gốc tương ứng mà người phát hành trái phiếu phải trả cho người sở hữu trái phiếu khi đáo hạn. Tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-NHNN, mệnh giá của trái phiếu Việt Nam có giá là 100.000 (một trăm nghìn đồng) hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn đồng).
  • Giá trái phiếu là giá cuối cùng mà trái phiếu được giao dịch, được biểu thị bằng phần trăm mệnh giá và được chuyển đổi sang thang điểm.

Ví dụ:

Nếu trái phiếu công ty được báo giá là 99, điều đó có nghĩa là trái phiếu đó đang được giao dịch ở mức 99% mệnh giá. Trong trường hợp này, chi phí để mua mỗi trái phiếu là $990.

1 trái phiếu bao nhiêu tiền?
1 trái phiếu bao nhiêu tiền?

2. Công thức tính toán giá trái phiếu

Để xác định giá trị của một trái phiếu, nhà đầu tư cần hiểu rõ cách tính toán dựa trên các yếu tố như lãi suất, kỳ hạn và giá trị hoàn lại khi đáo hạn. Công thức tính giá trái phiếu giúp nhà đầu tư định giá chính xác và hỗ trợ đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả:

Công thức: P=t=1n C(1+r)t+F(1+r)n

Trong đó:

  • P: Giá trái phiếu (giá hiện tại).
  • C: Lãi coupon (tiền lãi mỗi kỳ), tính bằng: C = mệnh giá x lãi suất coupon.
  • r: Lãi suất thị trường (hoặc tỷ lệ chiết khấu).
  • F: Mệnh giá trái phiếu (giá trị trả lại khi đáo hạn).
  • n: Số kỳ hạn còn lại đến ngày đáo hạn.
  • t: Số kỳ trả lãi (1, 2, …,n).

Ví dụ: Một trái phiếu có mệnh giá 100 triệu đồng, lãi suất coupon 10%/năm, trả lãi hàng năm, đáo hạn sau 3 năm. Lãi suất thị trường là 8%/năm.

P=100.000.000×10%(1+0.08)1 + 100.000.000×10%(1+0.08)2 + 100.000.000×10%(1+0.08)3 + 100.000.000(1+0.08)3

= 9.259.259+8.573.388+7.937.398+79.373.977

=105.143.022đ

Nhà đầu tư cần nắm rõ công thức tính giá trái phiếu để đầu tư hiệu quả
Nhà đầu tư cần nắm rõ công thức tính giá trái phiếu để đầu tư hiệu quả

3. Các yếu tố ảnh hưởng giá trái phiếu

Giá trị của trái phiếu có thể biến động do nhiều yếu tố khác nhau, việc nắm bắt những yếu tố này sẽ giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro và tối ưu hiệu quả. Một số các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu có thể kể đến như:

  • Thay đổi lãi suất thị trường: Giá trái phiếu có mối quan hệ nghịch biến với lãi suất thị trường, đây là một đặc điểm cốt lõi trong định giá trái phiếu. Cụ thể, giá trái phiếu được xác định dựa trên giá trị hiện tại của các dòng tiền tương lai, được chiết khấu theo mức lãi suất thị trường tại thời điểm định giá. Khi lãi suất thị trường tăng, giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai giảm, kéo theo giá trái phiếu giảm. Ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm, giá trị hiện tại của dòng tiền tăng, làm giá trái phiếu tăng tương ứng.
  • Thời gian đáo hạn: Khi trái phiếu gần đến ngày đáo hạn, giá trị của nó trên thị trường thường tăng lên, do rủi ro giảm đáng kể. Điều này xuất phát từ việc dòng tiền tương lai của trái phiếu được chiết khấu với khoảng thời gian ngắn hơn. Kết quả là, giá trái phiếu tiến dần về mệnh giá và đạt đỉnh khi đến thời điểm đáo hạn.
  • Quan hệ cung cầu trái phiếu: Mối quan hệ cung cầu trái phiếu chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động. Chẳng hạn, giá trái phiếu chịu tác động từ sự dịch chuyển dòng vốn giữa cổ phiếu và trái phiếu. Khi thị trường cổ phiếu kém hấp dẫn, nhà đầu tư chuyển vốn sang trái phiếu, làm tăng giá và ngược lại. Yếu tố vĩ mô và xã hội cũng ảnh hưởng cung cầu và giá trái phiếu.
  • ​​Tình hình kinh tế vĩ mô: Lãi suất, lạm phát, và tăng trưởng kinh tế tác động mạnh đến giá trái phiếu. Lãi suất tăng (để kiểm soát lạm phát khi kinh tế tăng trưởng) làm giá trái phiếu giảm, lãi suất giảm (trong suy thoái hoặc lạm phát thấp) làm giá tăng. Ngoài ra, chính sách tài khóa và các sự kiện toàn cầu cũng ảnh hưởng đến giá trái phiếu.
  • Tín nhiệm của người phát hành: Tín nhiệm cao làm giá trái phiếu tăng do nhà đầu tư tin tưởng vào khả năng thanh toán nợ. Ngược lại, tín nhiệm thấp dẫn đến yêu cầu lãi suất cao hơn, làm giá trái phiếu giảm.
Giá trái phiếu biến động tùy thuộc vào một số yếu tố quan trọng
Giá trái phiếu biến động tùy thuộc vào một số yếu tố quan trọng

1 trái phiếu bao nhiêu tiền hay giá trái phiếu là kết quả của sự tương tác giữa nhiều yếu tố phức tạp và thay đổi liên tục. Mặc dù có những công thức cơ bản giúp ước tính giá trị trái phiếu, nhưng để đưa ra quyết định đầu tư chính xác, nhà đầu tư cần hiểu rõ về các yếu tố này và cách chúng tác động lẫn nhau. Việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc sử dụng các công cụ phân tích chuyên nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện hơn về thị trường trái phiếu.

Đừng bỏ lỡ cơ hội đầu tư thông minh cùng Chứng khoán Nhất Việt (VFS). Với dịch vụ “May đo tài chính linh hoạt”, VFS sẽ cùng nhà đầu tư xây dựng một danh mục đầu tư hiệu quả và bền vững. Hãy để các chuyên gia tài chính của VFS tư vấn và đồng hành để đưa ra các quyết định đầu tư chuẩn xác nhất. Liên hệ qua hotline: (+84 28) 6255 6586 (Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh) và (+8424) 3928 8222 (Chi nhánh Hà Nội) để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc và nhận các ưu đãi, đặc quyền chỉ dành riêng cho khách hàng của VFS!

Công ty Chứng khoán Nhất Việt (VFS) – Công ty được thành lập năm 2008, là một trong số những công ty có mặt sớm và hoạt động lâu năm trên thị trường chứng khoán Việt Nam. VFS hiện đang là công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh nhất, trung bình đạt 39,8%/ năm (kể từ năm 2021), và liên tục được nhận giải thưởng từ các tổ chức quốc tế uy tín như: Thương hiệu truyền cảm hứng APEA 2023, Top 10 Asean Award 2024, Doanh nghiệp xuất sắc APEA 2024.

Sau hơn 16 năm hoạt động và phát triển, VFS đã tạo dựng được uy tín trên thị trường và nhận được sự tin tưởng của các khách hàng. Với phương châm “Giải pháp vừa vặn – Đầu tư thông minh”, VFS đồng hành cùng các nhà đầu tư tìm ra phương án đầu tư hiệu quả với từng doanh nghiệp, cá nhân.