Cổ phiếu bị huỷ niêm yết là vấn đề không nhà đầu tư nào mong muốn, nhưng có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Vậy khi đối mặt với tình huống này, nhà đầu tư cần làm gì để bảo vệ tài sản và tối ưu hóa cơ hội đầu tư? Trong bài viết này, Chứng khoán Nhất Việt (VFS) sẽ hướng dẫn cách xử lý cổ phiếu bị huỷ niêm yết một cách đơn giản và an toàn, hãy cùng theo dõi!
1. Cổ phiếu bị huỷ niêm yết là gì?
Cổ phiếu bị hủy niêm yết là những mã cổ phiếu từng được niêm yết trên các sàn như HoSE, HNX nhưng bị loại khỏi danh sách giao dịch do không đáp ứng tiêu chí niêm yết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp. Các cổ phiếu này có thể chuyển sang giao dịch trên sàn UPCoM để duy trì thanh khoản hoặc không còn giao dịch công khai.
2. Trường hợp cổ phiếu bị hủy niêm yết
Nguyên nhân hủy niêm yết chứng khoán chủ yếu được chia thành hai nhóm:
- Hủy niêm yết bắt buộc: Khi cổ phiếu không đáp ứng các tiêu chí niêm yết theo quy định pháp luật.
- Hủy niêm yết tự nguyện: Khi tổ chức phát hành tự nguyện rút khỏi sàn giao dịch.
2.1. Cổ phiếu bị huỷ niêm yết bắt buộc
Hủy niêm yết bắt buộc xảy ra khi cổ phiếu không đáp ứng các điều kiện và quy định niêm yết chứng khoán, theo Nghị định 155 của Chính phủ. Các lý do phổ biến bao gồm vi phạm luật chứng khoán, ngừng hoạt động kinh doanh từ 1 năm trở lên, thua lỗ liên tiếp trong 3 năm, hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ công bố thông tin. Khi cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy niêm yết, nếu công ty vẫn giữ đủ điều kiện là công ty đại chúng, thì công ty đó phải đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM.
Ví dụ, gần 710 triệu cổ phiếu của Tập đoàn FLC đã bị hủy niêm yết bắt buộc vào ngày 20/2 do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin. Cụ thể, FLC không công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 và chưa lựa chọn được đơn vị kiểm toán cho báo cáo tài chính năm 2022.
Khi cổ phiếu bị hủy niêm yết sẽ ra sao, nhà đầu tư vẫn giữ nguyên quyền sở hữu, nhưng giá trị tài sản và tính thanh khoản của cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này gây khó khăn lớn cho các cổ đông nhỏ trong việc chuyển đổi cổ phiếu thành tiền mặt, dẫn đến tâm lý hoang mang và khó kiểm soát trong quá trình đầu tư.
2.2. Cổ phiếu bị huỷ niêm yết tự nguyện
Hủy niêm yết tự nguyện xảy ra khi doanh nghiệp chủ động đề xuất rút niêm yết, với điều kiện có sự đồng ý của trên 50% cổ đông biểu quyết (không bao gồm cổ đông lớn). Quy trình này được thực hiện sau ít nhất 2 năm kể từ khi được Sở Giao dịch Chứng khoán phê duyệt.
Ví dụ: CTCP Xây dựng Hạ tầng CII (mã CEE) đã tự nguyện hủy niêm yết trên HOSE để chuyển sang giao dịch tại UPCoM.
Ngoài ra, nếu một tổ chức có cổ phiếu bị hủy niêm yết (dù bắt buộc hay tự nguyện), sau ít nhất 2 năm giao dịch trên hệ thống UPCoM, tổ chức đó có thể đăng ký niêm yết lại trên sàn giao dịch chứng khoán nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết.
3. Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu bị huỷ niêm yết
Nhà đầu tư nên thực hiện theo các bước sau nếu cổ phiếu bị hủy niêm yết:
Bước 1 – Hiểu rõ tình trạng cổ phiếu bị hủy niêm yết:
- Khi cổ phiếu bị hủy niêm yết, quyền sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư vẫn được đảm bảo, nhưng giá trị tài sản và khả năng giao dịch có thể giảm mạnh. Thách thức lớn nhất là khó chuyển đổi cổ phiếu thành tiền mặt, đặc biệt đối với các cổ đông nhỏ.
Bước 2 – Liên hệ với doanh nghiệp:
- Nếu cổ phiếu bị hủy niêm yết và không chuyển sàn, nhà đầu tư cần nhanh chóng liên hệ với doanh nghiệp để yêu cầu cấp lại sổ cổ đông và tìm hiểu về các chính sách thu mua lại cổ phiếu (nếu có).
- Điều này giúp bảo vệ quyền lợi và tìm kiếm cơ hội thanh khoản từ doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư lớn khác.
Bước 3 – Xử lý cổ phiếu chuyển sàn:
- Trong trường hợp cổ phiếu chuyển sang sàn UPCoM, nhà đầu tư vẫn có thể giao dịch, nhưng thanh khoản và giá trị cổ phiếu thường giảm. Hãy cân nhắc bán ra nếu đánh giá được mức rủi ro và lợi ích.
Bước 4 – Xử lý nếu cổ phiếu không chuyển sàn:
- Nếu cổ phiếu không được chuyển lên UPCoM và mất thanh khoản, nhà đầu tư nên liên hệ với công ty để tìm hiểu về chính sách thu mua lại cổ phiếu hoặc tìm kiếm các nhà đầu tư khác để bán cổ phiếu. Mặc dù giá trị cổ phiếu vẫn còn, nhưng cơ hội phục hồi thấp và khó có thể thực hiện giao dịch trên thị trường chính thức.
Giải thích:
Cổ phiếu chuyển sàn: Khi một công ty bị hủy niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chính thức như HOSE hoặc HNX, để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, công ty có thể lựa chọn mua lại cổ phiếu bằng nguồn vốn của mình hoặc thông qua việc thanh lý tài sản.
Trong trường hợp không thực hiện được, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ yêu cầu công ty chuyển cổ phiếu sang sàn UPCoM (sàn giao dịch thứ cấp hoặc không chính thức).
4. Danh sách cổ phiếu bị huỷ niêm yết từ 2021 đến nay
Danh sách mã chứng khoán bị hủy niêm yết trên sàn HOSE [Cập nhật đến tháng 01/2025]:
Mã cổ phiếu | Tên doanh nghiệp | Lĩnh vực kinh doanh | Thời gian bị huỷ niêm yết |
MBS | Công ty Cổ phần Chứng khoán MB | Dịch vụ chứng khoán, dịch vụ nghiên cứu và dịch vụ ngân hàng đầu tư | 2021 |
BID | Trái phiếu dài hạn BIDV đợt 2/2006 kỳ hạn 20 năm | Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác | 2021 |
ACBS | Công ty TNHH Chứng khoán ACB | Môi giới chứng khoán, Tự doanh, Bảo lãnh phát hành, Tư vấn và lưu ký chứng khoán, Cung cấp các sản phẩm khác về Tư vấn tài chính Doanh nghiệp | 2021 |
PME | Công ty Cổ phần Pymepharco | Sản xuất dược phẩm, kinh doanh thuốc, vật tư thiết bị y tế đáp ứng cho nhu cầu ngành y tế | 2021 |
SCR | Trái phiếu SCR.BOND.2018 | Bất động sản | 2021 |
KIS | Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam | Môi giới chứng khoán và tư vấn tài chính | 2021, 2022, 2023, 2025 |
SHB | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội | Kinh doanh tiền tệ, vàng, chứng khoán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng | 2021 |
DRI | Công ty Cổ phần Đầu tư Cao su Đắk Lắk | Khai thác, chế biến mủ cao su và cây ăn quả | 2021 |
SSI | Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI | Môi giới, tư vấn và đầu tư tài chính, chứng khoán | 2021, 2023, 2024, 2025 |
VND | Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT | Môi giới lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tự doanh, bảo lãnh phát hành và quản lý danh mục đầu tư | 2022, 2023, 2024 |
BCH | Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược Bảo Châu | Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu | 2022 |
NCG | Công ty Cổ phần Tập đoàn Nova Consumer | Nông nghiệp và hàng tiêu dùng | 2022 |
PHS | Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng | Tài chính và đầu tư | 2023 |
HSC | Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh | Môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư | 2024 |
TNA | Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam | Mua bán sắt thép – vật liệu hàn
Kinh doanh bất động sản; giáo dục; công nghệ thực phẩm; kinh doanh giấy, đồ gỗ, tủ lạnh và máy tính điện tử |
2024 |
Danh sách mã chứng khoán bị hủy niêm yết trên sàn HNX
Mã cổ phiếu | Tên doanh nghiệp | Lĩnh vực kinh doanh | Thời gian bị huỷ niêm yết |
KTT | Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư KTT | Xây dựng | 2023, 2024 |
TKG | CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh | Kinh doanh thương mại các mặt hàng inox, vải tấm, hóa chất hạt nhựa
Sản xuất các mặt hàng truyền thống |
2024 |
DVG | CTCP Đại Việt Group DVG | Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn trong các cửa hàng kinh doanh;
Sản xuất véc ni và các chất sơn, quét tương tự, mực in, ma tít. |
2024 |
SD6 | CTCP Sông Đà 6 | Xây dựng thủy điện
Xây dựng năng lượng tái tạo Xây dựng dân dụng – công nghiệp Xây dựng công trình giao thông Đầu tư dự án |
2024 |
HTP | CTCP In sách giáo khoa Hòa Phát | In sách giáo khoa, sách báo tạp chí, sản phẩm bao bì các giấy tờ quản lý kinh tế xã hội
Sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm: Giấy kẻ, nhãn vở, vở học sinh, và các loại văn phòng phẩm. |
2024 |
TC6 | CTCP Than Cọc Sáu – Vinacomin | Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng
Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa |
2024 |
TDN | CTCP Than Đèo Nai – Vinacomin | Sửa chữa, chế tạo, gia công các thiết bị mỏ, phương tiện vận tải, các sản phẩm cơ khí | 2024 |
L43 | CTCP Lilama 45.3 | Thực hiện khảo sát, thiết kế, xây dựng và lắp đặt các dự án trong các lĩnh vực nhiệt điện, thủy điện, hóa chất, thực phẩm, xi măng, lọc hóa dầu, cùng các công trình công nghiệp, dân dụng, đường dây và trạm điện. | 2024 |
L62 | Công ty cổ phần LILAMA 69-2 | Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy; kinh doanh bất động sản | 2024 |
TAR | CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An | Gia công chế biến, kinh doanh và sản xuất gạo | 2024 |
L61 | CTCP Lilama 69-1 | Chế tạo thiết bị nâng và thiết bị chịu áp lực;
Lắp đặt thiết bị, công trình công nghiệp, dây chuyền công nghệ đồng bộ, đường dây và trạm biến thế |
2024 |
DPC | Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng | Kinh doanh thiết bị máy móc, nguyên liệu và các sản phẩm ngành nhựa | 2024 |
DZM | CTCP Cơ điện Dzĩ An | Thiết kế, cải tạo và thi công cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ | 2024 |
KLF | CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS | Hoạt động đại lý bán vé máy bay
Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng Đại lý du lịch, điều hành tour du lịch |
2024 |
MIM | CTCP Khoáng sản và Cơ khí | Hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản (tìm kiếm, khai thác, chế biến, kinh doanh)
Sản xuất và kinh doanh sản phẩm cơ khí, phân bón, hóa chất Cung cấp dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu Mua bán vật tư, máy móc, thiết bị và nguyên liệu phục vụ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, và khai thác khoáng sản. |
2024 |
SDT | CTCP Sông Đà 10 | Thi công công trình ngầm, dịch vụ ngầm; thủy điện, thủy lợi, giao thông; công trình công nghiệp, công cộng và nhà ở. | 2024 |
5. Giải đáp 4 câu hỏi khi cổ phiếu bị huỷ niêm yết
Câu hỏi 1: Cổ phiếu bị hủy niêm yết có mất tiền không?
Trả lời: Cổ phiếu bị hủy niêm yết không đồng nghĩa với việc nhà đầu tư mất toàn bộ số tiền đã đầu tư. Quyền sở hữu cổ phần của nhà đầu tư vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau tùy vào việc cổ phiếu có được chuyển sàn hay không:
Cổ phiếu hủy niêm yết chuyển sàn:
- Cổ phiếu sẽ được chuyển sang giao dịch trên sàn UPCoM để duy trì tính thanh khoản.
- Giá trị cổ phiếu có thể giảm và tính thanh khoản sẽ thấp hơn, nhưng nhà đầu tư vẫn có thể giao dịch trên sàn này.
Cổ phiếu hủy niêm yết không chuyển sàn:
- Việc chuyển nhượng cổ phiếu sẽ trở nên khó khăn hơn. Cổ đông phải tìm người có nhu cầu để thực hiện chuyển nhượng trên thị trường OTC.
- Nhà đầu tư cần liên hệ với doanh nghiệp để yêu cầu cấp sổ cổ đông hoặc tìm hiểu chính sách mua lại cổ phiếu của công ty nếu có.
Nhìn chung, cổ phiếu bị hủy niêm yết không khiến nhà đầu tư mất tiền ngay lập tức, nhưng khả năng giao dịch và giá trị cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng đáng kể.
Câu hỏi 2: Cập nhật danh sách mã chứng khoán bị hủy niêm yết ở đâu?
Trả lời: Để tránh những rủi ro tài chính, nhà đầu tư cần thường xuyên theo dõi thông tin về các mã chứng khoán liên quan đến hoạt động giao dịch của mình, đặc biệt là các mã bị hủy niêm yết. Dưới đây là các nguồn cập nhật thông tin uy tín để tham khảo:
- Trang web chính thức của sàn giao dịch: Các sàn giao dịch như HOSE, HNX, hoặc UPCoM thường xuyên cập nhật thông tin về các mã chứng khoán bị hủy niêm yết trên trang web của mình.
- Trang tin tài chính và đầu tư uy tín: Những nền tảng như Vietstock, CafeF, Investing, Tin nhanh chứng khoán, Tradingview… cung cấp thông tin nhanh chóng và đầy đủ về tình hình thị trường, bao gồm cả danh sách mã chứng khoán bị hủy niêm yết hoặc có nguy cơ bị hủy.
- Tìm kiếm thông tin trên Google: Nhà đầu tư cũng có thể sử dụng công cụ tìm kiếm để tra cứu danh sách mã chứng khoán bị hủy niêm yết, tình hình hoạt động doanh nghiệp hoặc các thông tin liên quan khác.
Câu hỏi 3: Làm sao để không mua phải cổ phiếu có nguy cơ huỷ niêm yết
Trả lời: Một số cổ phiếu có khả năng phục hồi, nhưng điều này phụ thuộc vào sự cải thiện của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các công ty có cổ phiếu bị hủy niêm yết thường gặp khó khăn kéo dài như thua lỗ liên tục hoặc thông tin thiếu minh bạch.
Để tránh tình trạng này, nhà đầu tư nên:
- Đề phòng rủi ro từ đầu: Nhà đầu tư cần thận trọng khi lựa chọn cổ phiếu. Hạn chế mua cổ phiếu của các doanh nghiệp có dấu hiệu làm giá, thông tin thiếu minh bạch, thua lỗ kéo dài, hoặc đang trong diện kiểm soát đặc biệt.
- Luôn cập nhật thông tin: Theo dõi sát sao thông tin từ doanh nghiệp, báo cáo tài chính và các thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán để có quyết định kịp thời, tránh rơi vào tình trạng bị động khi cổ phiếu bị hủy niêm yết.
Như vậy, việc cổ phiếu bị huỷ niêm yết không đồng nghĩa với mất mát hoàn toàn nếu nhà đầu tư có chiến lược xử lý phù hợp. Hãy luôn giữ bình tĩnh, tìm hiểu kỹ nguyên nhân và tận dụng cơ hội từ những kênh đầu tư khác. Đừng quên rằng, việc trang bị kiến thức và lựa chọn giải pháp đúng đắn chính là chìa khóa để vượt qua rủi ro một cách an toàn.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ của VFS với chương trình VFS Expert. Đội ngũ chuyên gia của VFS sẽ giúp nhà đầu tư giải quyết vấn đề cổ phiếu bị huỷ niêm yết một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất. Liên hệ cho chúng tôi qua Hotline (+84 28) 6255 6586 (Chi nhánh TP.HCM) hoặc (+84 24) 3928 8222 (Chi nhánh Hà Nội) để được tư vấn chi tiết hơn!
|