Cổ phiếu phòng thủ là gì? Nhóm cổ phiếu phòng thủ tiềm năng năm 2025

calendar04/02/2025
Kiến thức đầu tư

Cổ phiếu phòng thủ là gì và tại sao chúng lại được xem như “tấm khiên” bảo vệ nhà đầu tư trước những biến động của thị trường? Với khả năng duy trì sự ổn định trong mọi điều kiện kinh tế, nhóm cổ phiếu này luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Hãy cùng Chứng khoán Nhất Việt (VFS) tìm hiểu khái niệm và khám phá những cổ phiếu phòng thủ tiềm năng trong năm 2025 trong bài viết dưới đây!

1. Cổ phiếu phòng thủ là gì?

Dưới đây là khái niệm, ví dụ và cách xác định cổ phiếu phòng thủ mà nhà đầu tư có thể quan tâm:

1.1. Khái niệm cổ phiếu phòng thủ

Cổ phiếu phòng thủ (Defensive Stock) là loại cổ phiếu thuộc các công ty hoạt động trong những ngành ít bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế hoặc thị trường, như ngành tiêu dùng thiết yếu, dược phẩm, và tiện ích công cộng.

Những cổ phiếu này thường mang lại lợi nhuận ổn định và có khả năng duy trì cổ tức trong những thời kỳ khó khăn. Khi thị trường chứng khoán trải qua biến động mạnh, cổ phiếu phòng thủ thường ít chịu tác động và có thể đem lại hiệu suất tốt hơn so với các cổ phiếu tăng trưởng trong các giai đoạn suy thoái.

Cổ phiếu phòng thủ được xem như “tấm khiên” bảo vệ nhà đầu tư trước những biến động của thị trường
Cổ phiếu phòng thủ được xem như “tấm khiên” bảo vệ nhà đầu tư trước những biến động của thị trường

1.2. Ví dụ về cổ phiếu phòng thủ

Trong giai đoạn từ đầu năm 2023 đến giữa tháng 2, mặc dù thị trường chứng khoán chịu áp lực điều chỉnh mạnh ở nhiều nhóm cổ phiếu trụ cột, nhóm cổ phiếu dược phẩm vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định. Điển hình như:

  • Dược Hậu Giang (DHG): Tăng 14%, đạt mức thị giá khoảng 97.000 đồng/cổ phiếu.
  • Dược Bình Định (DBD): Tăng hơn 6%, lên mức 42.000 đồng/cổ phiếu.
  • Domesco (DMC): Tăng hơn 9%, giao dịch quanh mức 45.000 đồng/cổ phiếu.

Các cổ phiếu này không chỉ thể hiện sức mạnh của ngành dược phẩm trong giai đoạn khó khăn mà còn thu hút sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư nước ngoài nhờ tiềm năng tăng trưởng và kết quả kinh doanh ổn định. Điều này khẳng định vai trò phòng thủ của cổ phiếu dược phẩm trong danh mục đầu tư.

Cổ phiếu dược phẩm giữ vững ổn định dù thị trường chứng khoán chịu áp lực điều chỉnh mạnh ở nhiều nhóm cổ phiếu lớn
Cổ phiếu dược phẩm giữ vững ổn định dù thị trường chứng khoán chịu áp lực điều chỉnh mạnh ở nhiều nhóm cổ phiếu lớn

1.3. Cách xác định cổ phiếu phòng thủ

Nhà đầu tư có thể xác định cổ phiếu phòng thủ qua những chỉ số sau:

  • Cổ tức: Các công ty phát hành cổ phiếu phòng thủ thường duy trì việc trả cổ tức đều đặn hàng năm, có thể dưới dạng tiền mặt hoặc cổ phiếu. Tuy nhiên, cổ tức bằng tiền mặt thường chiếm ưu thế hơn so với cổ tức bằng cổ phiếu.
  • Hệ số Beta: Cổ phiếu phòng thủ thường có hệ số Beta thấp hơn 1, cho thấy mức độ biến động của cổ phiếu này ít hơn so với thị trường chung.
  • Chỉ số P/E: Đây là một chỉ số quan trọng để định giá cổ phiếu. Với cổ phiếu phòng thủ, tỷ lệ P/E thường thấp, phản ánh mức giá của cổ phiếu hợp lý và không quá đắt đỏ so với lợi nhuận mà công ty tạo ra.
Beta là hệ số phản ánh mức độ nhạy của biến động giá cổ phiếu so với biến động của thị trường chung
Xác định cổ phiếu phòng thủ bằng hệ số Beta

2. Đặc điểm của cổ phiếu phòng thủ

Cổ phiếu phòng thủ thường có những đặc điểm sau:

  • Sản phẩm và dịch vụ thiết yếu: Các công ty phát hành cổ phiếu phòng thủ chủ yếu cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thiết yếu, phục vụ nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng, như thực phẩm, nước uống, điện, nước, và các dịch vụ y tế. Những sản phẩm này có nhu cầu ổn định, ít chịu ảnh hưởng từ biến động của nền kinh tế.
  • Thị phần lớn: Các công ty có cổ phiếu phòng thủ thường nắm giữ thị phần lớn trong ngành của mình. Điều này giúp công ty duy trì lợi thế cạnh tranh và ổn định trong hoạt động kinh doanh.
  • Nền tảng tài chính vững chắc: Các doanh nghiệp sở hữu cổ phiếu phòng thủ thường có tình hình tài chính mạnh mẽ, với dòng tiền ổn định và lợi nhuận bền vững, cho phép họ duy trì sự phát triển lâu dài.
Đặc điểm của cổ phiếu phòng thủ là thị phần lớn, tài chính tốt và thuộc ngành cung cấp sản phẩm thiết yếu
Đặc điểm của cổ phiếu phòng thủ là thị phần lớn, tài chính tốt và thuộc ngành cung cấp sản phẩm thiết yếu

3. Ưu – nhược điểm của cổ phiếu phòng thủ

Ưu điểm Nhược điểm
  • Cổ tức ổn định: Cổ phiếu phòng thủ mang lại cổ tức đều đặn, đặc biệt trong thời kỳ khó khăn, tăng trưởng mạnh mẽ hơn so với các cổ phiếu thông thường.
  • Lợi nhuận cao trong chu kỳ kinh tế không ổn định: Cổ phiếu phòng thủ có khả năng đem lại lợi nhuận cao hơn trong các giai đoạn kinh tế không thuận lợi.
  • Rủi ro thấp: Loại cổ phiếu này không có tính chu kỳ và có mức rủi ro thấp, phù hợp với nhà đầu tư không ưa mạo hiểm.
  • Giảm lo ngại về biến động thị trường: Cổ phiếu phòng thủ giúp nhà đầu tư duy trì sự ổn định trong danh mục đầu tư, giảm bớt lo lắng khi thị trường biến động.
  • Lợi nhuận thấp khi thị trường tăng trưởng mạnh: Cổ phiếu phòng thủ không đem lại lợi nhuận cao khi thị trường tăng trưởng mạnh mẽ và các ngành khác phát triển tốt.
  • Hiệu quả thấp trong thị trường tăng trưởng: Chỉ phát huy tác dụng tốt khi thị trường gặp khó khăn hoặc suy thoái, không tối ưu trong thời kỳ thị trường tăng trưởng mạnh.
Ưu điểm của cổ phiếu phòng thủ là cổ tức ổn định và rủi ro thấp
Ưu điểm của cổ phiếu phòng thủ là cổ tức ổn định và rủi ro thấp

4. Các nhóm cổ phiếu phòng thủ phổ biến tại Việt Nam

Các nhóm ngành cổ phiếu phòng thủ phổ biến bao gồm:

  • Ngành tiêu dùng thiết yếu: Các sản phẩm trong ngành này là những mặt hàng mà người tiêu dùng không thể hoặc không muốn cắt giảm dù kinh tế hay chính trị có bất ổn. Các mặt hàng tiêu biểu như thực phẩm, đồ uống, gia dụng, bia, rượu, thuốc lá… Một số mã cổ phiếu phòng thủ có thể tham khảo: VNM (Vinamilk) , SAB (Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn), DHG (CTCP Dược Hậu Giang),…
  • Ngành năng lượng: Bao gồm các dịch vụ như điện, nhiệt điện, khí đốt, nước, là những nguồn năng lượng thiết yếu cho sản xuất và sinh hoạt. Ngành này ít bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế. Một số mã cổ phiếu phòng thủ có thể tham khảo: PPC (CTCP Nhiệt điện Phả Lại), TDM (CTCP Nước Thủ Dầu Một), POW (Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam), BWE (CTCP Nước – Môi trường Bình Dương),…
  • Ngành dược phẩm và y tế: Dược phẩm là ngành thiết yếu trong mọi nền kinh tế, phục vụ nhu cầu chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho con người. Ngành này duy trì ổn định bất kể tình hình chiến tranh hay hòa bình. Một số mã cổ phiếu phòng thủ có thể tham khảo: TRA (CTCP Traphaco), IMP (CTCP Dược phẩm Imexpharm), PME (CTCP Pymepharco), VMD (CTCP Y Dược phẩm Vimedimex),…
  • Ngành bảo hiểm: Bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài sản, con người, và đầu tư dài hạn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế gặp rủi ro, và trong giai đoạn lãi suất tăng cao. Ngành này thường có dòng tiền ổn định nhờ các hợp đồng bảo hiểm dài hạn và mức độ rủi ro thấp hơn so với nhiều ngành khác. Ví dụ mã cổ phiếu: BVH (Tập đoàn Bảo Việt), PVI (CTCP PVI – Bảo hiểm Dầu khí), BMI (CTCP Bảo Minh), MIG (Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội)
Ngành bảo hiểm là nhóm cổ phiếu phòng thủ phổ biến tại Việt Nam
Ngành bảo hiểm là nhóm cổ phiếu phòng thủ phổ biến tại Việt Nam

Hiểu rõ cổ phiếu phòng thủ là gì sẽ giúp nhà đầu tư xây dựng một danh mục đầu tư cân bằng và an toàn hơn trong bối cảnh thị trường đầy biến động. Với tiềm năng ổn định và sức hút đặc biệt trong năm 2025, nhóm cổ phiếu này xứng đáng là lựa chọn chiến lược của các nhà đầu tư thông minh. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra quyết định phù hợp để bảo vệ tài sản của mình.

Nếu không chắc chắn, hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tài chính hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn đầu tư chuyên nghiệp để đưa ra quyết định đúng đắn và hiệu quả nhất. Liên hệ cho VFS qua Hotline (+84 28) 6255 6586 (Chi nhánh TP.HCM) hoặc (+84 24) 3928 8222 (Chi nhánh Hà Nội) để được đội ngũ chuyên gia tư vấn chiến lược đầu tư một cách an toàn & hiệu quả, giúp tối ưu hóa danh mục và bảo vệ tài sản trước mọi biến động.

Thay vì tự mò mẫm như đi lạc trong sa mạc mà không có la bàn, giờ đây nhà đầu tư có thể đồng hành cùng các Chuyên gia VFS tại chương trình VFS Expert, để gia tăng kiến thức đầu tư tài chính cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn:

  • Đặc quyền chọn chuyên gia tư vấn 1:1 và bắt nhịp thị trường trong phiên giao dịch
  • Nhận các khuyến cáo/ khuyến nghị chuyên sâu về thị trường, gồm: Thông tin nhận định thị trường; Thông tin phân tích cơ bản cổ phiếu; Thông tin phân tích kỹ thuật cổ phiếu; Danh mục khuyến nghị; Cảnh báo thị trường qua ứng dụng hệ thống VFS Mobile
  • Giới hạn tối đa 20 khách hàng/chuyên gia đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình
  • Đặc biệt, phí giao dịch chỉ từ 0,2% cùng với danh mục Margin đa dạng

Đầu tư dễ dàng hơn bao giờ hết với sự đồng hành của những chuyên gia hàng đầu!

Chi tiết về chính sách chương trình VFS Expert xem tại: https://vfsinvest.vfs.com.vn/home/VFSExpert