Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? Lời khuyên hữu ích từ chuyên gia

calendar11/01/2025
Kiến thức đầu tư

Mỗi hình thức đầu tư đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với mục tiêu tài chính và khẩu vị rủi ro của từng nhà đầu tư. Nếu đang phân vân nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu, việc tìm hiểu điểm khác biệt giữa 2 hình thức này là điều cần thiết. Trong bài viết này, đội ngũ chuyên gia của Chứng khoán Nhất Việt (VFS) sẽ đưa ra lời khuyên thiết thực, giúp nhà đầu tư có được quyết định đầu tư phù hợp nhất.

1. Khái niệm cổ phiếu và trái phiếu

Chứng khoán bao gồm các sản phẩm tài chính xác nhận quyền sở hữu hoặc nghĩa vụ đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành, như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, và chứng quyền.

1.1. Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là loại chứng khoán thể hiện quyền sở hữu cổ phần tại công ty hoặc tổ chức phát hành. Người sở hữu cổ phiếu được coi là cổ đông của công ty.

Cổ phiếu được chia thành hai loại chính: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.

  • Cổ phiếu thường (hay cổ phiếu phổ thông): Người sở hữu có quyền tham gia đại hội cổ đông, biểu quyết các vấn đề quan trọng của công ty.
  • Cổ phiếu ưu đãi: Gồm ba loại chính:
    • Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: Được nhận cổ tức (khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần) cao hơn cổ đông phổ thông nhưng không có quyền biểu quyết, dự họp, hoặc đề cử nhân sự vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
    • Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: Cho phép người sở hữu yêu cầu hoàn vốn góp bất kỳ lúc nào hoặc theo điều kiện đã thỏa thuận, nhưng cũng mất quyền biểu quyết và các quyền tương tự.
    • Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: Có số phiếu biểu quyết nhiều hơn cổ phiếu thường nhưng không được chuyển nhượng, dù vẫn giữ các quyền khác như dự họp và đề cử nhân sự.
Cổ phiếu thể hiện quyền sở hữu cổ phần của nhà đầu tư tại công ty hoặc tổ chức phát hành
Cổ phiếu thể hiện quyền sở hữu cổ phần của nhà đầu tư tại công ty hoặc tổ chức phát hành

1.2. Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là loại chứng khoán thể hiện nghĩa vụ nợ của tổ chức phát hành (doanh nghiệp, chính phủ…) đối với người sở hữu trái phiếu. Đây là cam kết của đơn vị phát hành (người vay) phải trả lãi định kỳ và hoàn vốn gốc khi đến hạn cho trái chủ (người cho vay).

Người nắm giữ trái phiếu không tham gia vào quản lý hay quyết định hoạt động của tổ chức phát hành nhưng được ưu tiên thanh toán trước cổ đông nếu tổ chức giải thể hoặc phá sản. Thu nhập từ trái phiếu, gọi là lợi tức, được trả cố định theo kỳ hạn, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành.

Trái phiếu được phân loại theo các cách sau đây: 

Theo đơn vị phát hành:

  • Trái phiếu Chính phủ: Phát hành bởi Bộ Tài chính để huy động vốn cho ngân sách nhà nước, rủi ro thấp, lãi suất ổn định.
  • Trái phiếu chính quyền địa phương: Do chính quyền cấp tỉnh, thành phố phát hành để tài trợ các dự án công.
  • Trái phiếu doanh nghiệp: Do doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn, tự chịu trách nhiệm trả nợ.

Theo tính chất:

Theo lợi tức:

  • Lãi suất cố định: Xác định lợi tức từ đầu đến cuối kỳ hạn.
  • Lãi suất thả nổi: Lợi tức biến động theo lãi suất tham chiếu.
  • Lãi suất bằng không: Bán với giá thấp hơn mệnh giá, hoàn vốn gốc khi đáo hạn.

Theo tài sản đảm bảo:

  • Có tài sản đảm bảo: Được bảo chứng bằng tài sản cụ thể như bất động sản, cổ phiếu.
  • Không có tài sản đảm bảo: Rủi ro cao hơn do không có tài sản bảo chứng.

Trái phiếu là công cụ tài chính phổ biến, phù hợp với những nhà đầu tư tìm kiếm sự ổn định và thu nhập cố định từ lãi suất. Trái phiếu thể hiện nghĩa vụ nợ của tổ chức phát hành đối với người sở hữu trái phiếu

2. So sánh giống và khác của cổ phiếu và trái phiếu

Cổ phiếu và trái phiếu có điểm giống và khác nhau như sau:

2.1. Điểm giống giữa cổ phiếu và trái phiếu

Dù khác biệt về cách thức mang lại lợi nhuận, cổ phiếu và trái phiếu vẫn có 5 điểm chung như sau:

  • Đều là hình thức đầu tư chứng khoán, trong đó nhà đầu tư phải bỏ vốn để sở hữu.
  • Nhà đầu tư có nguy cơ chịu rủi ro nếu tổ chức phát hành hoặc công ty rơi vào khủng hoảng tài chính hay phá sản.
  • Cả cổ phiếu và trái phiếu đều có thể được bán hoặc chuyển nhượng bất kỳ lúc nào để thu hồi vốn.
  • Tổ chức phát hành và nhà đầu tư đều phải tuân thủ các quy định của thị trường chứng khoán, cũng như những yêu cầu pháp lý từ Bộ Tài chính và Nhà nước.

2.2. Điểm khác giữa cổ phiếu và trái phiếu

Bên cạnh những điểm tương đồng, cổ phiếu và trái phiếu có 10 điểm khác biệt cơ bản như sau:

Tiêu chí Cổ phiếu Trái phiếu
Chủ thể phát hành Công ty Cổ phần Chính phủ / Doanh nghiệp
Tư cách của người sở hữu Cổ đông Chủ nợ
Quyền của chủ sở hữu Cổ đông được chia 1 khoản cổ tức (không bắt buộc). Tuy nhiên, lợi nhuận đó sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Cổ đông có quyền tham gia biểu quyết vào vấn đề của doanh nghiệp

Trái chủ được chi trả lãi suất ổn định theo định kỳ. Lãi suất này không phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bản chất Thuộc loại chứng khoán nhằm xác nhận quyền sở hữu với phần vốn điều lệ của công ty Thuộc loại chứng khoán nợ, ghi nhận nợ của doanh nghiệp phát hành, quyền được sở hữu với một phần vốn vay của trái chủ
Lãi suất Không có lãi suất 2 loại gồm trả lãi định kỳ và không định kỳ
Nguồn trả lãi của công ty/doanh nghiệp Nguồn trả cổ tức được trích từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp Nguồn trả cổ tức là khoản chi phí trước thuế, được khấu trừ khi tính thuế
Thời gian đáo hạn Không có thời gian đáo hạn Trong khoảng thời gian nhất định (có ghi trong trái phiếu)
Rủi ro Độ rủi ro cao. Giá trị cổ tức có thể thay đổi (phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp) Độ rủi ro thấp, do doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả lại khoản tiền gốc và lãi cố định của trái phiếu
Cổ phiếu và trái phiếu đều là hình thức đầu tư chứng khoán
Cổ phiếu và trái phiếu đều là hình thức đầu tư chứng khoán

3. Ưu – nhược điểm của cổ phiếu và trái phiếu

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? Tham khảo ưu – nhược điểm của từng hình thức để có được câu trả lời phù hợp:

3.1. Ưu – nhược điểm của cổ phiếu

Cổ phiếu có những ưu – nhược điểm cụ thể sau:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Lợi nhuận từ doanh nghiệp mà không cần quản lý: Nhà đầu tư có quyền nhận cổ tức hàng năm từ lợi nhuận của công ty mà không phải tham gia vào quản lý hay giám sát công ty.
  • Quyền biểu quyết: Cổ đông có quyền tham gia vào cuộc họp và biểu quyết các vấn đề quan trọng của công ty.
  • Cổ tức không cố định: Số tiền cổ tức nhận được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, không có sự đảm bảo.
  • Biến động giá mạnh: Giá cổ phiếu có thể biến động mạnh trong ngắn hạn do ảnh hưởng của tình hình vĩ mô, vi mô, gây ra sự sụt giảm về giá trị đầu tư trong ngắn hạn.
  • Thứ tự ưu tiên hoàn vốn thấp: Trong trường hợp công ty giải thể hoặc phá sản, cổ đông thường được hoàn vốn sau trái chủ và các bên có quyền lợi khác, thậm chí có nguy cơ mất toàn bộ vốn đầu tư.
Nhà đầu tư cổ phiếu có quyền biểu quyết các vấn đề quan trọng của công ty
Nhà đầu tư cổ phiếu có quyền biểu quyết các vấn đề quan trọng của công ty

3.2. Ưu – nhược điểm của trái phiếu

Trái phiếu có những ưu điểm điểm cụ thể như sau:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Lợi nhuận ổn định: Lợi nhuận từ trái phiếu không bị ảnh hưởng bởi tình hình hoạt động của công ty, và công ty cam kết thanh toán đầy đủ khi đến hạn.
  • Ưu tiên thanh toán: Trong trường hợp công ty ngừng hoạt động và thanh lý tài sản, chủ sở hữu trái phiếu sẽ được thanh toán trước các cổ đông ưu đãi và cổ đông phổ thông.
  • Rủi ro thấp: Đầu tư trái phiếu có mức độ rủi ro thấp, với lãi suất cố định hàng năm và tiền gốc được hoàn trả khi đáo hạn.
  • Chuyển nhượng dễ dàng: Nhà đầu tư có thể chuyển nhượng trái phiếu qua sàn giao dịch hoặc bán lại cho công ty phát hành.
  • Không có quyền biểu quyết: Chủ sở hữu trái phiếu không có quyền tham gia vào các quyết định quản lý hay biểu quyết trong cuộc họp cổ đông.
  • Rủi ro tái đầu tư: Nhà đầu tư cần phải tìm cách đầu tư lại số tiền lãi thu được một cách hiệu quả, đối mặt với rủi ro tái đầu tư.

Lợi nhuận ổn định là ưu điểm khi đầu tư vào trái phiếu

4. Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu?

Việc lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu phụ thuộc vào mục tiêu tài chính, mức độ chấp nhận rủi ro, và kỳ vọng lợi nhuận của bạn.

  • Cổ phiếu: Phù hợp với những nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao để đạt được lợi nhuận lớn hơn trong dài hạn. Đầu tư vào cổ phiếu đồng nghĩa với việc bạn trở thành cổ đông của công ty và có khả năng hưởng lợi từ tăng trưởng doanh nghiệp, nhưng giá cổ phiếu có thể biến động mạnh.
  • Trái phiếu: Thích hợp cho những người tìm kiếm sự ổn định và an toàn. Trái phiếu cung cấp lợi tức cố định và ít rủi ro hơn so với cổ phiếu, đặc biệt khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ hoặc các công ty uy tín. Tuy nhiên, lợi nhuận từ trái phiếu thường thấp hơn cổ phiếu.

Như vậy, việc lựa chọn giữa cổ phiếu và trái phiếu phụ thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro và mục tiêu tài chính của từng nhà đầu tư. Chìa khóa là xác định rõ mục tiêu tài chính của mình và xây dựng chiến lược đầu tư hợp lý.

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? Câu trả lời phụ thuộc vào từng nhà đầu tư
Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? Câu trả lời phụ thuộc vào từng nhà đầu tư

5. Giải đáp 5+ câu hỏi về đầu tư cổ phiếu và trái phiếu

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về đầu tư cổ phiếu và trái phiếu, giúp bạn hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu tài chính.

5.1. Trái phiếu và cổ phiếu cái nào rủi ro hơn?

Nhìn chung, cổ phiếu có mức độ rủi ro cao hơn so với trái phiếu. Nguyên nhân chính là cổ phiếu không cung cấp dòng thu nhập cố định đảm bảo cho nhà đầu tư và được thanh toán cuối cùng nếu công ty phá sản. Trong khi đó, trái phiếu mang lại lợi nhuận ổn định hơn nhờ các khoản thanh toán lợi suất định kỳ.

5.2. Tại sao nên đầu tư vào cổ phiếu?

Cổ phiếu là một loại chứng khoán thể hiện quyền sở hữu cổ phần tại tổ chức phát hành. Đầu tư vào cổ phiếu giúp nhà đầu tư dễ dàng đa dạng hóa danh mục đầu tư. Bằng cách sở hữu cổ phiếu từ nhiều công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau, nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro. Ví dụ, nếu một ngành gặp khó khăn, các ngành khác vẫn có thể tăng trưởng, giúp nhà đầu tư bảo vệ vốn và duy trì lợi nhuận.

Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu trực tiếp từ công ty phát hành, thông qua các sàn giao dịch như HNX, HOSE, UPCOM, hoặc thông qua nhà môi giới chứng khoán và trả phí giao dịch. Để mở tài khoản chứng khoán miễn phí, nhà đầu tư có thể đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY hoặc đến trực tiếp các sàn giao dịch hay công ty chứng khoán.

5.3. Rủi ro khi mua trái phiếu ngân hàng

Trái phiếu ngân hàng là giấy ghi nhận nợ do ngân hàng phát hành, cam kết hoàn trả vốn và lãi cho nhà đầu tư. Mục đích của việc phát hành trái phiếu là huy động vốn ngắn hạn để phát triển ngân hàng và ổn định nguồn vốn.

Khi mua trái phiếu ngân hàng, nhà đầu tư nhận lãi suất cố định và được hoàn lại vốn gốc sau một thời gian. Nhà đầu tư cũng có thể bán trái phiếu để thu lợi nhuận từ chênh lệch giá.

Mặc dù trái phiếu ngân hàng là sản phẩm tài chính hấp dẫn, nhưng vẫn có một số rủi ro tiềm ẩn:

  • Lạm phát: Nếu lãi suất từ trái phiếu không vượt qua tỷ lệ lạm phát, khoản đầu tư của nhà đầu tư sẽ không mang lại lợi nhuận tối ưu.
  • Lãi suất thấp: Trái phiếu ngân hàng có lãi suất thấp hơn so với các sản phẩm tài chính khác, nên không phù hợp với nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao và có khẩu vị rủi ro lớn.
  • Thanh khoản thấp: Trái phiếu có thời gian phát hành và thu hồi cố định, do đó không thích hợp cho nhà đầu tư cần dòng tiền linh hoạt.
  • Tín dụng: Các ngân hàng có thể gặp rủi ro mất khả năng thanh toán hoặc phá sản.
Trái phiếu ngân hàng có lãi suất thấp
Trái phiếu ngân hàng có lãi suất thấp

5.4. Có nên kết hợp trái phiếu và cổ phiếu? Hướng dẫn cách phân bổ vốn hợp lý khi đầu tư cổ phiếu, trái phiếu

Nếu muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhà đầu nên áp dụng chiến lược kết hợp cả cổ phiếu và trái phiếu. Đây là là lựa chọn tối ưu, giúp nhà đầu tư cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.

Một chiến lược phân bổ tài sản cho danh mục đầu tư có mức rủi ro trung bình có thể bao gồm 50% cổ phiếu, 30% trái phiếu, 10% hàng hóa và 10% tiền mặt. Đa dạng hóa tài sản diễn ra bên trong từng nhóm đó.

Chẳng hạn, với danh mục cổ phiếu, bạn có thể phân bổ theo nguyên tắc 5 – 2 – 2 – 1.

  • 50% vào cổ phiếu vốn hóa lớn
  • 20% vào cổ phiếu vốn hóa trung bình
  • 20% vào cổ phiếu vốn hóa nhỏ
  • 10% vào cổ phiếu quốc tế.

Việc đa dạng hóa này giúp phân tán vốn trong các loại tài sản riêng lẻ, từ đó giảm nguy cơ tập trung và bảo vệ nhà đầu tư khỏi những rủi ro lớn khi một nhóm tài sản hoặc thị trường gặp khó khăn.

Nếu không chắc chắn, hãy tham khảo ý kiến từ chuyên gia tài chính hoặc cố vấn đầu tư để xây dựng danh mục đầu tư phù hợp với cá nhân - Lời khuyên từ chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng (Giám đốc Phân tích VFS)
Nếu không chắc chắn, hãy tham khảo ý kiến từ chuyên gia tài chính hoặc cố vấn đầu tư để xây dựng danh mục đầu tư phù hợp với cá nhân – Lời khuyên từ chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng (Giám đốc Phân tích VFS)

Như vậy, câu hỏi “nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu?” không có câu trả lời đúng hay sai tuyệt đối, mà phụ thuộc vào mục tiêu tài chính, mức độ chấp nhận rủi ro và chiến lược đầu tư của từng cá nhân.

Liên hệ VFS qua Hotline (+84 28) 6255 6586 (Chi nhánh TP.HCM) hoặc (+84 24) 3928 8222 (Chi nhánh Hà Nội) để được đội ngũ chuyên gia tư vấn và xây dựng kế hoạch đầu tư phù hợp, giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính của mình. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp sản phẩm “may đo tài chính” giúp nhà đầu tư mới có thể bắt đầu hành trình đầu tư một cách tự tin và hiệu quả.

Thay vì tự mò mẫm như đi lạc trong sa mạc mà không có la bàn, giờ đây nhà đầu tư có thể đồng hành cùng các Chuyên gia VFS tại chương trình VFS Expert, để gia tăng kiến thức đầu tư tài chính cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn:

  • Đặc quyền chọn chuyên gia tư vấn 1:1 và bắt nhịp thị trường trong phiên giao dịch
  • Nhận các khuyến cáo/ khuyến nghị chuyên sâu về thị trường, gồm: Thông tin nhận định thị trường; Thông tin phân tích cơ bản cổ phiếu; Thông tin phân tích kỹ thuật cổ phiếu; Danh mục khuyến nghị; Cảnh báo thị trường qua ứng dụng hệ thống VFS Mobile
  • Giới hạn tối đa 20 khách hàng/chuyên gia đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình
  • Đặc biệt, phí giao dịch chỉ từ 0,2% cùng với danh mục Margin đa dạng

Đầu tư dễ dàng hơn bao giờ hết với sự đồng hành của những chuyên gia hàng đầu!

Chi tiết về chính sách chương trình VFS Expert xem tại: https://vfsinvest.vfs.com.vn/home/VFSExpert