OTC là gì? Tìm hiểu giao dịch chứng khoán ngoài sàn từ A-Z

calendar05/12/2024
Kiến thức kỹ thuật

Giao dịch chứng khoán OTC mang đến cơ hội đầu tư linh hoạt với tiềm năng sinh lời cao. Tuy nhiên, để tham gia hiệu quả và hạn chế rủi ro, nhà đầu tư cần hiểu rõ tính chất thị trường, đặc điểm cổ phiếu OTC và những nguy cơ tiềm ẩn. Vậy OTC là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau bạn nhé!

1. Các khái niệm liên quan đến OTC trong chứng khoán

Hiểu rõ các khái niệm liên quan đến OTC sẽ giúp bạn quản lý rủi ro và đầu tư hiệu quả hơn.

1.1. OTC là gì? OTC dành cho đối tượng nào?

Khái niệm: 

OTC (Over the Counter Market) là thị trường giao dịch chứng khoán không thông qua các sàn giao dịch tập trung như HOSE, HNX hoặc Upcom. Việc mua/bán được thực hiện theo nguyên tắc tự thỏa thuận về giá cả, số lượng và địa điểm giao dịch qua các nền tảng trung gian như website, diễn đàn.

Đối tượng tham gia thị trường OTC: 

  • Doanh nghiệp chưa niêm yết: Những công ty không đáp ứng điều kiện hoặc không muốn niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch tập trung.
  • Doanh nghiệp đã niêm yết: Những công ty muốn giao dịch chứng khoán ngoài giá trên sàn.
  • Nhà đầu tư cá nhân và tổ chức: Những người thích đầu tư vào chứng khoán chưa niêm yết hoặc giao dịch ngoài giá trên sàn. Tuy nhiên, những nhà đầu tư mới và chưa có kinh nghiệm không nên mạo hiểm tham gia vào thị trường OTC vì bạn cần có kiến thức chuyên môn (bao gồm khả năng phân tích, định giá) để xác định đúng giá trị thực tế của từng mã cổ phiếu.
OTC là thị trường giao dịch chứng khoán không thông qua các sàn giao dịch tập trung
OTC là thị trường giao dịch chứng khoán không thông qua các sàn giao dịch tập trung

1.2. Thị trường OTC

Đặc điểm thị trường OTC:

  • Cơ chế xác lập giá dựa trên thương lượng song phương.
  • Giao dịch qua mạng máy tính, điện thoại hoặc các nền tảng điện tử khác, không qua sở giao dịch tập trung.
  • Thị trường phi tập trung nhưng vẫn bị giám sát bởi quy định của các sàn OTC và Luật chứng khoán.
  • Điều hòa, lưu thông các nguồn vốn, đảm bảo chuyển hóa nguồn vốn ngắn hạn thành dài hạn để đầu tư phát triển kinh tế.

Vai trò của thị trường OTC:

  • Hỗ trợ và thúc đẩy thị trường chứng khoán tập trung phát triển.
  • Hạn chế cũng như thu hẹp thị trường tự do, góp phần đảm bảo sự ổn định và lành mạnh của thị trường chứng khoán.
  • Tạo thị trường huy động vốn cho các công ty khởi nghiệp hoặc doanh nghiệp nhỏ, trước khi đủ điều kiện niêm yết trên các sàn giao dịch chính thức.
  • Tạo môi trường đầu tư linh hoạt, thuận lợi với tiềm năng sinh lời cao cho các nhà đầu tư.
OTC là thị trường phi tập trung nhưng vẫn chịu sự chi phối của Luật chứng khoán
OTC là thị trường phi tập trung nhưng vẫn chịu sự chi phối của Luật chứng khoán

1.3. Cổ phiếu OTC

1.3.1. Đặc điểm cổ phiếu OTC

Giá thương lượng “thuận mua, vừa bán” 

Giá cổ phiếu OTC thường được thương lượng trực tiếp giữa người mua và người bán, không công khai như cổ phiếu niêm yết. Nhà đầu tư thường giao dịch thông qua môi giới, đại lý hoặc các nền tảng chuyển nhượng.

Dù giá trên giấy tờ là 10.000 VNĐ, giá thực tế có thể chênh lệch lớn. Vì biên độ tăng giảm giá cổ phiếu OTC không có giới hạn nên nhiều cổ phiếu tiềm năng có khả năng thu về lợi nhuận cao gấp nhiều lần.

Thông tin thiếu minh bạch

Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu OTC thường không công khai đầy đủ báo cáo tài chính và thông tin hoạt động, gây khó khăn trong việc định giá giá trị thực của cổ phiếu.

Thông tin không minh bạch khiến nhà đầu tư dễ bị mất quyền lợi nếu không tìm hiểu kỹ, ví dụ như:

  • Thiệt hại về quyền mua cổ phiếu mới tăng vốn: Trước khi phát hành cổ phiếu tăng vốn, công ty sẽ chốt danh sách cổ đông, chỉ những người có tên trong danh sách mới được mua thêm cổ phiếu mới. Vì vậy, những người vừa mới mua lại cổ phiếu của các cổ đông này sẽ không có quyền mua thêm cổ phiếu mới.
  • Thiệt hại về tiền mua cổ phiếu: Thông thường các công ty sẽ chia cổ tức khi hết năm tài chính, nhưng một số công ty tạm ứng cổ tức sau 6 tháng. Nếu không nắm được thông tin này để thỏa thuận lại giá thì người mua dễ bị thiệt hại.
  • Thiệt hại về cổ tức: Giả sử có những loại cổ phiếu sau 1 năm mới được chuyển nhượng, nhưng nhà đầu tư không nắm được thông tin nên đã mua và không được hưởng quyền lợi chia cổ tức (trong khi người bán vẫn được nhận).

Tính thanh khoản thấp

Theo quan điểm của Schwab (Công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia của Hoa Kỳ), cổ phiếu OTC có tính thanh khoản thấp hơn so với các cổ phiếu giao dịch trên sàn do ít thông tin công khai, khối lượng giao dịch thấp, giá chào mua và giá chào bán chênh lệch lớn. Điều này khiến loại cổ phiếu này trở thành khoản đầu tư dễ bị biến động và thường mang tính đầu cơ.

Do bản chất của thị trường OTC và đặc điểm của các công ty giao dịch OTC, các nhà đầu tư nên tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Dễ rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua

Trong các đợt phát hành thêm cổ phiếu mới, các cổ đông được quyền mua cổ phiếu nhưng nhiều người đã bán quyền mua của mình với giá thấp. Đến khi nhà đầu tư nộp tiền để mua cổ phiếu thì những cổ phiếu này vẫn đứng tên sở hữu của người bán.

Giá cổ phiếu OTC linh hoạt dựa trên giá thị trường và thoả thuận giữa người mua/bán

1.3.2. Phân loại cổ phiếu OTC

Cổ phiếu giao dịch trên thị trường OTC bao gồm cả cổ phiếu đã niêm yết lưu ký hoặc chưa niêm yết, trong đó:

  • Cổ phiếu chưa có mã lưu ký: được quản lý bởi phòng Quản lý cổ đông của công ty phát hành hoặc công ty chứng khoán quản lý sổ cổ đông.
  • Cổ phiếu có mã lưu ký: được quản lý bởi Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD).

Ngoài cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu có thể giao dịch trên thị trường OTC có thể bao gồm các loại sau:

  • Cổ phiếu ưu đãi: Đây là cổ phiếu do công ty phát hành dành riêng cho nhân viên, thường được bán với giá ưu đãi thấp hơn so với cổ phiếu phổ thông. Tuy nhiên, loại cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng và chỉ được phép giao dịch sau khi hết thời gian bị hạn chế.
  • Cổ phiếu ủy thác: Khi một công ty phát hành cổ phiếu thông qua một công ty chứng khoán, nhà đầu tư sẽ giao dịch thông qua công ty chứng khoán, trả một khoản phí cho công ty chứng khoán (phí quản lý cổ phiếu, ủy thác đầu tư, chuyển nhượng sang tên…). Khi thực hiện mua bán, cả người mua và người bán đều phải tới công ty chứng khoán để hoàn tất quá trình chuyển nhượng.
  • Cổ phiếu trực tiếp: Nhà đầu tư có thể tham gia đấu giá hoặc giao dịch trực tiếp loại cổ phiếu này mà không cần thông qua trung gian. Việc mua bán và chuyển nhượng được thực hiện dễ dàng, không bị hạn chế.
Cổ phiếu OTC chia thành 2 dạng: đã lưu ký và chưa lưu ký
Cổ phiếu OTC chia thành 2 dạng: đã lưu ký và chưa lưu ký

2. So sánh giao dịch OTC và giao dịch trên sàn chứng khoán

Để quyết định tham gia đầu tư vào thị trường phi tập trung (OTC) hay thị trường tập trung, nhà đầu tư cần hiểu rõ đặc điểm và những điểm khác biệt giữa hai loại thị trường. Từ đó mới có thể xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp.

Tiêu chí Thị trường OTC Sàn chứng khoán tập trung
Giao dịch Không giao dịch qua sàn Giao dịch tập trung qua sàn
Thời gian Giao dịch vào tất cả các ngày trong tuần và cả ngày lễ Giao dịch từ Thứ Hai đến Thứ Sáu
Cơ quan quản lý Trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc công ty phát hành cổ phiếu Sở giao dịch
Mức độ quản lý Không có sự quản lý từ cơ quan nhà nước Có quy định nghiêm ngặt, minh bạch và bảo vệ nhà đầu tư
Giá Giá thương lượng Giá niêm yết công khai
Mức độ rủi ro Cao Thấp
Thời gian thanh toán Thực hiện thanh toán với cơ chế linh hoạt, đa dạng Thực hiện thanh toán giao dịch với thời gian thanh toán cụ thể T+2

3. Ưu điểm và nhược điểm khi giao dịch OTC

Ưu điểm Nhược điểm
  • Linh hoạt: Không bị giới hạn bởi các quy tắc nghiêm ngặt như trên sàn chính thức. Thời gian thanh toán và chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán nhanh.
  • Cơ hội tiếp cận cao: Nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết.
  • Giá trị đầu tư thấp (giá có thể thương lượng): Giá cổ phiếu OTC thường thấp hơn giá cổ phiếu trên sàn tập trung, thích hợp cho những nhà đầu tư mới với nguồn vốn nhỏ.
  • Tiềm năng sinh lời cao: Một số cổ phiếu OTC có thể tăng giá mạnh nếu công ty phát triển tốt.
  • Thời gian giao dịch mở: Dài hơn so với thị trường tập trung.
  • Thiếu minh bạch: Người bán không cần phải cung cấp đầy đủ thông tin, do đó người mua khó đánh giá chính xác giá trị cổ phiếu.
  • Tính thanh khoản kém: Khó thực hiện mua bán nhanh, giá biến động mạnh.
  • Rủi ro cao: Giá cổ phiếu biến động lớn, dễ bị lừa đảo hoặc mất quyền lợi khi mua bán (không có quy định bảo vệ quyền lợi của cả bên mua và bên bán).
  • Khả năng xảy ra tranh chấp: Đặc biệt về cổ tức, quyền mua cổ phiếu hoặc chuyển nhượng.
  • Khó định giá thị trường: Giá cổ phiếu OTC không phản ánh rõ ràng cung cầu.
Cổ phiếu OTC có tiềm năng sinh lời cao
Cổ phiếu OTC có tiềm năng sinh lời cao

4. Những rủi ro khi giao dịch cổ phiếu OTC

Rủi ro từ chủ thể phát hành

Thông tin trên thị trường OTC thường thiếu minh bạch. Nhiều công ty chỉ tập trung quảng bá các điểm mạnh để thu hút nhà đầu tư. Nếu không nắm rõ thông tin, bạn dễ gặp rủi ro khi đầu tư vào những cổ phiếu này.

Rủi ro từ thị trường

Tương tự thị trường chứng khoán truyền thống, thị trường OTC cũng chịu tác động từ xu hướng chung của thị trường. Tuy nhiên, phần lớn nhà đầu tư tham gia vào sàn OTC thường không cập nhật thông tin thường xuyên như trên các sàn chứng khoán tập trung. Điều này là do thiếu các kênh thông tin chính thức, khiến họ phải tự tìm hiểu, đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư. Do đó, rủi ro từ thị trường là điều khó tránh khỏi đối với các giao dịch trên sàn OTC.

Rủi ro về thanh khoản

Đặc trưng của thị trường OTC là giao dịch tự do, nơi các bên tự thỏa thuận mua bán trực tiếp. Do đó, người bán phải tự tìm người mua và ngược lại, thông qua sự hỗ trợ của các sàn OTC trung gian.

Rủi ro thanh khoản xảy ra khi thị trường xảy ra biến động giảm giá mạnh, cổ phiếu khó bán và có sự chênh lệch giá lớn. Đây là đặc điểm của sàn OTC, nơi không có bên thứ ba đảm bảo thanh khoản (người luôn sẵn sàng mua hoặc bán).

Rủi ro vì lừa đảo

Mặc dù hoạt động của thị trường OTC tại Việt Nam là hợp pháp, nhưng hệ thống pháp lý và các quy định quản lý vẫn còn nhiều điểm chưa chặt chẽ. Điều này tạo điều kiện cho các công ty “ma” hoặc những doanh nghiệp sử dụng báo cáo tài chính được “tô vẽ” để lừa nhà đầu tư. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở các công ty chưa niêm yết, vì chúng chưa được thẩm định độc lập để đảm bảo tính minh bạch. Do đó, nhà đầu tư cần phải dựa vào khả năng thẩm định của bản thân để đánh giá kỹ lưỡng các danh mục đầu tư trên thị trường OTC.

5. Cách phòng ngừa rủi ro khi giao dịch trên sàn OTC

Để giảm thiểu rủi ro khi tham gia giao dịch trên thị trường OTC, nhà đầu tư cần áp dụng các chiến lược phòng ngừa như sau:

  • Ưu tiên cổ phiếu có thanh khoản cao: Những mã cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn có tính thanh khoản tốt hơn. Những cổ phiếu thanh khoản thấp tiềm ẩn nguy cơ khó thu hồi vốn và giá trị trên thị trường cũng khó tăng trưởng.
  • Ưu tiên cổ phiếu có tính minh bạch, rõ ràng: Thị trường OTC thường xuất hiện nhiều mã cổ phiếu thiếu minh bạch và có dấu hiệu trục lợi từ nhà đầu tư. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ càng doanh nghiệp và cẩn trọng trong quyết định đầu tư.
  • Hạn chế giao dịch khi thị trường biến động mạnh: Thị trường biến động mạnh khiến giá chứng khoán dao động với biên độ lớn. Trong giai đoạn này, nhà đầu tư nên thận trọng hoặc tạm ngừng giao dịch. Tuy nhiên, đây cũng có thể là cơ hội ngắn hạn dành cho những nhà đầu tư mạo hiểm, có “khẩu vị rủi ro cao”.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Nguyên tắc “không để tất cả trứng vào một giỏ” luôn được các nhà đầu tư chuyên nghiệp áp dụng. Đối với thị trường OTC, việc phân bổ vốn vào nhiều mã cổ phiếu khác nhau giúp giảm thiểu rủi ro và tối đa lợi nhuận.

Trước khi mua cổ phiếu OTC, bạn cần đáng giá kỹ sự uy tín và tiềm năng của công ty phát hành cổ phiếu
Trước khi mua cổ phiếu OTC, bạn cần đáng giá kỹ sự uy tín và tiềm năng của công ty phát hành cổ phiếu

6. Các bước tham gia giao dịch mua bán OTC

Bước 1: Tìm hiểu thị trường

Trước khi tham gia giao dịch OTC, nhà đầu tư cần nắm rõ thông tin về các cổ phiếu giao dịch OTC, bao gồm lịch sử giá, hiệu suất hoạt động, và uy tín của công ty phát hành cổ phiếu. Điều này giúp đánh giá tiềm năng tăng trưởng cũng như hạn chế rủi ro trong đầu tư.

Bước 2: Kết nối với đối tác giao dịch

Nhà đầu tư có thể tìm kiếm  đối tác giao dịch thông qua:

  • Môi giới chứng khoán: Các công ty chứng khoán uy tín cung cấp dịch vụ môi giới OTC.
  • Mạng lưới đầu tư cá nhân: Kết nối với cộng đồng nhà đầu tư để tìm hiểu cơ hội giao dịch phù hợp.

Bước 3: Thực hiện giao dịch

Quy trình thực hiện giao dịch cổ phiếu OTC thường bao gồm:

  • Đàm phán: Hai bên thỏa thuận về giá cả, điều khoản giao dịch, hình thức thanh toán.
  • Đặt cọc: Do giá cổ phiếu OTC biến động mạnh, cần đặt cọc để đảm bảo giao dịch được thực hiện.
  • Hoàn tất giao dịch: Địa điểm thường là công ty phát hành cổ phiếu hoặc công ty môi giới chứng khoán. Nhà đầu tư cần mang theo giấy tờ cần thiết như căn cước công dân và sổ sở hữu cổ phiếu (nếu có).

Bước 4: Theo dõi và quản lý đầu tư

Sau khi giao dịch, nhà đầu tư nên cập nhật thường xuyên thông tin thị trường để kiểm soát rủi ro và đưa ra các quyết định điều chỉnh hợp lý.

Bạn có thể liên kết với các công ty môi giới chứng khoán uy tín để thoả thuận được mức giá cổ phiếu OTC tốt nhất
Bạn có thể liên kết với các công ty môi giới chứng khoán uy tín để thoả thuận được mức giá cổ phiếu OTC tốt nhất

7. Lưu ý và kinh nghiệm khi giao dịch OTC

Thị trường OTC mở ra cơ hội lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhà đầu tư cần lưu ý các điểm sau để giao dịch an toàn và hiệu quả:

  • Nghiên cứu kỹ đối tác giao dịch: Luôn kiểm tra uy tín của công ty hoặc cá nhân giao dịch để tránh rủi ro lừa đảo.
  • Đánh giá giá trị cổ phiếu: Đừng chỉ dựa vào giá thấp mà bỏ qua yếu tố tiềm năng tăng trưởng.
  • Chuẩn bị tâm lý rủi ro: Giao dịch OTC luôn tồn tại rủi ro cao, cần có phương án dự phòng.
  • Đánh giá kỹ tiềm năng: Trước khi mua, hãy tìm hiểu chi tiết về công ty phát hành, lịch sử tài chính và triển vọng phát triển.
  • Lựa chọn môi giới uy tín: Một công ty môi giới có kinh nghiệm sẽ giúp bạn định giá cổ phiếu chính xác và hỗ trợ giao dịch thuận lợi.
Bạn nên đánh giá kỹ tiềm năng của cổ phiếu OTC trước khi tiến hành mua
Bạn nên đánh giá kỹ tiềm năng của cổ phiếu OTC trước khi tiến hành mua

8. Gợi ý nơi tìm kiếm thông tin về các loại cổ phiếu cho nhà đầu tư mới

Các nguồn thông tin hữu ích để nhà đầu tư tìm hiểu về cổ phiếu có tiềm năng sinh lời cao gồm:

  • Báo cáo tài chính: Cập nhật thông tin từ các báo cáo tài chính của công ty phát hành để đánh giá sức khỏe doanh nghiệp.
  • Cơ quan chức năng: Thu thập dữ liệu từ các cơ quan chức năng hoặc sàn giao dịch chứng khoán.
  • Phương tiện thông tin đại chúng: Theo dõi các bài viết phân tích từ báo chí và chuyên gia tài chính.
  • Nguồn hỗ trợ từ môi giới: Liên hệ với các công ty môi giới chứng khoán uy tín để được tư vấn đầu tư.

VFS – Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt là một trong những đơn vị môi giới chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam với hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. VFS không chỉ cung cấp dịch vụ môi giới uy tín mà còn mang đến các giải pháp đầu tư toàn diện, giúp nhà đầu tư đạt được hiệu quả tối ưu. Với hệ thống công nghệ hiện đại và đội ngũ chuyên gia tài chính dày dặn kinh nghiệm, VFS cam kết đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình đầu tư.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tài chính tại VFS:

  • Uy tín: Hơn 16 năm kinh nghiệm trên thị trường tài chính.
  • An toàn: Hệ thống tài chính ổn định.
  • Hiện đại: Nền tảng quản lý hệ thống và giao dịch VGAIA (công nghệ đến từ Nhật Bản), đảm bảo tính ổn định – an toàn – bảo mật.
  • Quản trị rủi ro: Bộ máy nhân sự gồm các chuyên viên phân tích và quản trị rủi ro nhiều năm kinh nghiệm, luôn theo sát diễn biến thị trường và cập nhật tin tức nhanh chóng. VFS cung cấp cho nhà đầu tư các báo cáo, nhận định và lời khuyên phù hợp, giúp việc đưa ra quyết định trở nên an toàn và hiệu quả hơn.
  • Tư vấn linh hoạt: Dịch vụ “May đo tài chính”, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư.
VFS là một công ty môi giới chứng khoán uy tín, có thể giúp nhà đầu tư lập kế hoạch sinh lời hiệu quả dựa trên khẩu vị rủi ro
VFS là một công ty môi giới chứng khoán uy tín, có thể giúp nhà đầu tư lập kế hoạch sinh lời hiệu quả dựa trên khẩu vị rủi ro

Thị trường OTC mang đến nhiều cơ hội hấp dẫn cho nhà đầu tư, tuy nhiên cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Để thành công, nhà đầu tư cần nghiên cứu sâu để hiểu rõ thị trường và cổ phiếu mục tiêu, đồng thời chuẩn bị sẵn kế hoạch dự phòng cho rủi ro. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm “OTC là gì?”.

Nếu bạn là nhà đầu tư mới hoặc không chuyên, hãy lựa chọn giải pháp đồng hành cùng chuyên gia. Tận dụng dịch vụ từ các công ty chứng khoán uy tín như VFS là cách đầu tư thông minh. Sự cẩn trọng trong đầu tư sẽ giúp bạn đạt được lợi nhuận bền vững trên thị trường OTC nói riêng cũng như thị trường chứng khoán nói chung.