[TRỰC TIẾP] hội thảo “Triển vọng Kinh tế tài chính 2021-2025. Cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán”

calendar15/01/2021
Tin trong nước

Thông tin



<br />



Hiệp hội tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (VFS) hân hạnh được tổ chức:

 

HỘI THẢO

“Triển vọng Kinh tế – Tài chính 2021- 2025

Cơ hội đầu tư trên Thị trường chứng khoán”

 

Thời gian: 14h30, thứ Sáu, ngày 15/01/2021

Địa điểm: Ballroom 1, Khách sạn Melia Hà Nội, 44 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

 

Hiện đã có hơn 150 NĐT và hơn 30 phóng viên báo chí tham dự hội thảo.

Đến tham dự Hội thảo gồm có:

Về phía ban tổ chức

Ông Lê Long Giang – Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA).

Về diễn giả, tôi xin trân trọng giới thiệu

– TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV), Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia

– Ông Trần Anh Thắng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán Nhất Việt (VFS).

Về phía Nhà tài trợ, tôi xin trân trọng giới thiệu

Ông Đào Lê Huy- Phó Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Cổ phần Điện Lực (EVNFinance)

– Bà Nguyễn Thị Lan – Phó tổng giám đốc công ty Amber Capital

– Ông Hoàng Thế Anh – Chủ tịch Công ty Helio Power

Về khách mời, tôi xin trân trọng giới thiệu

PGS TS. Nguyễn Văn Thạo.- Phó chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương

– PGS, TS. Trần Quốc Toản, Ủy viên HĐ LLTW, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Và các thư ký khoa học Hội đồng LLTW

– Ông Vũ Văn Vẻ- Phó trưởng Ban tuyên giáo, ủy ban trung ương mặt trận TQ VN

– Ông Phạm Công Hùng- Vụ Tổ chức Phi chính phủ – Bộ nội vụ

 

Bài phát biểu ông Lê Long Giang – Chủ tịch Hiệp hội tư vấn tài chính Việt Nam 

 

Phát biểu tại hội thảo, ông Giang – Chủ tịch Hiệp hội VFCA cho rằng : Việt Nam mặc dù được thế giới ghi nhận là tấm gương trong công tác kiểm soát dịch bệnh nhờ có biện pháp đối phó chủ động, quyết liệt ở tất cả các cấp, các ngành nhưng kinh tế Việt Nam vẫn không tránh khỏi sự ảnh hưởng của đại dịch. Ngược lại với những khó khăn của nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, thị trường Chứng khoán Việt Nam năm vừa qua phục hồi mạnh mẽ, thu hút nhiều nhà đầu tư mới và thanh khoản tăng cao. Những ngày đầu năm 2021 thị trường chứng khoán Việt Nam lần đầu tiên quay lại lịch sử tiệm cận 1.200 điểm sau 3 năm và đánh dấu 11 tuần liên tiếp thị trường tăng điểm mạnh. Mặc dù sau khi chạm đỉnh thị trường đã có những phiên điều chỉnh nhưng không thể phủ nhận cơ hội tăng trưởng đối với thị trường chứng khoán trong nước thời gian tới là rất lớn.

Để có cái nhìn tổng quan về nền kinh tế Việt Nam trước tác động của dịch bệnh, cơ hội và thách thức trong thời gian tới nói chung cũng như cơ hội trong lĩnh vực chứng khoán nói riêng, Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam kết hợp Công ty cổ phần Chứng khoán Nhất Việt tổ chức chương trình Hội thảo này. Hội thảo sẽ mang lại rất nhiều kiến thức, thông tin hữu ích cho quý khách mời và nhà đầu tư quan tâm.

 

 

Bài trình bày của TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV), Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia

 

*Kinh tế thế giới 2020 – 2021 

Theo TS Cấn Văn Lực, Dịch Covid-19 đã tác động nặng nề đối với kinh tế thế giới bởi các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội. Các tác động thể hiện rõ dưới hai khía cạnh:

+ Về phía tổng cung: làm các chuỗi cung ứng và tiêu dùng bị gián đoạn. Các trung tâm kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Đức bị ảnh hưởng qua đó tác động mạnh lên chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó các nước dựa nhiều vào xuất khẩu như Campuchia, Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Ý, Đức… chịu tác động nặng nề.

+ Về phía tổng cầu: do nhu cầu nhập khẩu, đầu tư và tiêu dùng nội địa giảm; Nhu cầu du lịch, đi lại giảm đã làm giảm tăng trưởng kinh tế thế giới và các nước. Đặc biệt là các nước dựa nhiều vào hoạt động xuất khẩu và du lịch (Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam..).

Theo WB, IMF: năm 2020, kinh tế toàn cầu suy thoái (tăng trưởng âm -4-5%, trước khi phục hồi năm 2021)

 

Mặc dù cùng chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid 19 nhưng căn cứ trên số liệu của IMF, Ông Lực cho biết 2020 tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn duy trì dương và nằm trong tốp đầu các nước tăng trưởng. Dự báo của IMF cho tăng trưởng GDP 2021 của Việt Nam cũng tích cực đạt 6,7%

+ Về lạm phát: Ông cho rằng lạm phát không phải mối nguy hại do sức cầu năm 2020 rất yếu. Tuy nhiên năm 2021, lạm phát có thể tăng khi nền kinh tế phục hồi, tiêu dùng tăng trưởng trở lại.

+ Về giá dầu: Biểu đồ giá dầu cho thấy xu hướng phục hồi trở lại trong năm 2021, khi kinh tế thế giới được kỳ vọng hồi phục, nguồn cung dự báo ổn định nhờ thỏa thuận hạn chế của OPEC và các nước xuất dầu mỏ. Dự báo giá dầu 2021 của các tổ chức quốc tế như IMF, WB, EIA, Citibank là ở mức 45 – 52 USD/thùng.

+ Về dòng vốn: Năm 2020, các dòng vốn (FDI, ODA, vốn gián tiếp, kiều hối) trên thế giới đều giảm và mức bình quân là khoảng 30%, với Việt Nam con số này là 25% là con số chấp nhận được theo quan điểm của ông Lực.

+ Về thâm hụt ngân sách: Nợ công và thâm hụt ngân sách đều tăng mạnh. Tính đến cuối năm 2020 thâm hụt ngân sách thế giới đã đạt 10,7%; trong đó Việt Nam thâm hụt ngân sách khoảng 5,3% so với GDP. Rủi ro về tài chính toàn cầu tăng thể hiện ở nợ chính phủ và doanh nghiệp ở mức cao.

+ Về triển vọng hồi phục kinh tế: theo Ông Lực kinh tế thế giới và Việt Nam có khả năng hồi phục theo hình chữ V, khả năng phục hồi hình chữ W là cực kỳ thấp. Ông đưa ra 4 lý do cho quan điểm này: (1). Các nước nỗ lực kiểm soát dịch kết hợp với khôi phục kinh tế (2). Kết quả nghiên cứu vac xin khả quan (3) Kinh nghiệm sống và làm việc trong thời kỳ bình thường mới. (4) Chính phủ và NHTW tung ra nhiều gói hỗ trợ nhanh và mạnh.

 

Ông Lực cũng trích dẫn nguồn số liệu của WB dự báo kinh tế thế giới 2021 sẽ hồi phục lên mức 4% từ mức -4,3% của năm 2020

 

* Kinh tế – tài chính Việt Nam 2020 – 2021

 

Với kinh tế Việt Nam 2020, Ông Lực nhấn mạnh có 8 điểm sáng:

(1). Đạt mục tiêu kép: Phòng chống dịch hiệu quả, kinh tế phục hồi chữ V, với mức tăng trưởng 2,91%.

– Phía cung: nông nghiệp; CN chế biến – chế tạo; xây dựng; dịch vụ

– Phía cầu: Xuất khẩu tăng trưởng tích cực (+6,5%)

(2). Chất lượng tăng trưởng tiếp tục cải thiện: NSLĐ +5,8% gđ 2016-2020 (vs. 4,3%

gđ 2011-2015), đóng góp TFP là 46,1% (gđ 2016-2020 là 44,7% vs 33,6% gđ

trước)…; hiệu quả đầu tư (ICOR) tăng nhẹ (6,1 lần vs. 6,25 lần gđ trước)

(3). Lạm phát được kiểm soát: CPI bình quân tăng 3,23%; lạm phát cơ bản tăng 2,31%;

(4). Tỷ giá duy trì ổn định; mặt bằng lãi suất giảm, thanh khoản dồi dào;

(5). Thị trường chứng khoán phục hồi nhanh

(6). Đối ngoại và hội nhập quốc tế được tăng cường (thành công các vai trò quốc tế; EVFTA hiệu lực từ 1/8/2020; ký kết RCEP…); cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư dịch chuyển là khả quan;

(7). Kinh tế số phát triển mạnh;

(8). Năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư – kinh doanh được cải thiện.

 

Căn cứu vào số liệu Tài chính kế toán của Viện ĐT & NC BIDV, Ông Lực cũng chỉ ra số liệu kinh tế vĩ mô 2020 giảm mạnh so với bình quân giai đoạn 2016 – 2019 và dự báo sẽ tăng trở lại bình thường vào năm 2021.

 

Cũng căn cứ vào số liệu của Viện ĐT & NC BIDV, Ông Lực cho biết năm 2020, mức độ đóng góp cho tăng trưởng GDP chủ yếu đến từ các ngành chế biến chế tạo (33,19%), xây dựng (9,40%). Trong mảng dịch vụ, lĩnh vực bán buôn, bán lẻ (20,96%) và tài chính ngân hàng (15,80%) đóng góp chủ yếu, còn mảng lưu trú ăn uống thì lại tạo áp lực giảm lên GDP.

 

Về lạm phát: theo ông Lực thì cả lạm phát bình quân và lạm phát cơ bản đều được duy trì ở mức thấp.

 

Về hoạt động thương mại: phục hồi tốt thậm chí tăng trưởng hơn cả năm 2019, đặc biệt là các chỉ số liên quan đến sản xuất như PMI đã phục hồi ở mức trên 50 điểm. Riêng tháng 12/2020 đã phục hồi lên mức 51,7 điểm. Ông Lực khẳng định đã có sự phục hồi mạnh sau khi chạm đáy từ mức 32 điểm khi phải giãn cách xã hội.

 

+ Về tiêu dùng: thì xu hướng chính cũng là phục hồi nhanh tuy rằng khúc khủyu hơn do đợt phong tỏa lần 2 vào tháng 7/2020.

 

+ Về đầu tư công: Năm vừa rồi giải ngân 467 nghìn tỷ đồng tăng mạnh khoảng 34,5% so với cùng kỳ, là năm tăng mạnh nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Như vậy, theo ông đầu tư công đóng góp vào thêm 6.5% vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế tương đương 0,2% trong mức tăng trưởng 2,91% của GDP

 

+ Về cung tiền: mức tăng trưởng của huy động và tín dụng lần lượt là 13% và 12% là không kém. Và theo ông Lực thì tín dụng không phải là điểm nghẽn của nền kinh tế. Và hiện mức lãi suất đang duy trì ở mức thấp nhất trong vòng 15 năm trở lại đây. Ông cũng đặt ra câu hỏi: liệu lãi suất thấp quá thì có bảo đảm lợi ích cho người gửi tiền không? Ông nhấn mạnh đến sự cân bằng và hài hòa lợi ích giữa các bên. Và điều quan trọng nữa theo ông đó là việc nếu duy trì mức lãi suất quá thấp thì sẽ là rủi ro đẩy tỷ lệ lạm phát lên cao. Bối cảnh dịch bệnh lại thêm cả lạm phát cao thì rất dễ tạo ra sự mất ổn định kép càng nguy hiểm.

+ Tỷ giá đồng nội tệ tương đối ổn định và thậm chí còn tăng giá 0,37% so với đồng USD. Nguyên nhân chính đồng đô la Mỹ giảm giá khoảng 7% trong năm 2020.

+ Về lãi suất: NHTW Việt Nam cũng đã 3 lần giảm lãi suất điều hành về mức tương đương với mức lãi suất của Trung Quốc.

Cũng theo Tiến sỹ chia sẻ thì lãi suất của Việt Nam luôn cao so với khu vực vì 4 lý do chính như sau:

• Lạm phát cao hơn 3-4% so với các nước khác

• Rủi ro kinh tế cao hơn (xếp hạng BB), NĐTNN đầu tư vào Việt Nam yêu cầu lợi suất sinh lời 15%

• Chi phí giao dịch của nền kinh tế quá lớn, chiếm đến khoảng 10% doanh thu

• Lãi suất huy động đầu vào giữ ở mức dương để thu hút người dân gửi tiền.

 

 * Về Thị trường chứng khoán Việt Nam:

 

– Về TTCK của Việt Nam Ông Lực cho rằng có sự đồng pha với chứng khoán thế giới khi so với Nhật và Mỹ, tuy nhiên mức tăng trưởng của chứng khoán Việt Nam ấn tượng hơn (122%):

Hầu như các nhóm ngành đều biến động mạnh, trong đó Sản xuất giấy, môi giới chứng khoán và thép là 3 ngành có giá cổ phiếu biến động mạnh nhất. Thanh khoản tăng nhanh, đi cùng nhịp với mức tăng của chỉ số. Khối lượng cổ phiếu tăng từ 20tr cp/ngày lên 196 tr cp/ngày tương đương với mức 4000 tỷ đồng/ phiên -> 16000 tỷ đồng/ phiên

 

– Về trái phiếu: Thị trường TPDN phát hành nhanh, lưu hành nhiều. Năm 2020 lượng TPDN phát hành tăng thêm 36%. Tuy nhiên quy mô tương đối nhỏ.

 

– Về Kinh tế số: VN đứng thứ 2 khối ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số (+27% giai đoạn 2015-2020, theo Google, Temasek, Brain & Company)

• Giá trị khoảng 14 tỷ USD (5% GDP)

• Theo VECOM, tốc độ tăng trưởng doanh thu thương mại điện tử của VN 2016-2020 đứng thứ 2 khối ASEAN (+30%/năm, chỉ sau Indonesia)

• Fintech và tài chính số phát triển nhanh.

 

– Về rủi ro kinh tế Việt Nam ở mức rủi ro trung bình khi chống chịu với những cú sốc kinh tế. Và theo ông Lực có 4 rủi ro chính từ bên ngoài: (i) dịch Covid-19 trên thế giới diễn biến khó lường, SX và phân phối vaccine còn chậm đến các nước đang PT; (ii) cạnh tranh chiến lược; căng thẳng thương mại và công nghệ còn leo thang và khó đoán; (iii) địa chính trị phức tạp và thiên tai, lũ lụt tăng; (iv) rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu.

• Thu hút vốn FDI chưa tăng như kỳ vọng! và bị ảnh hưởng giảm bởi dịch Covid. Hàn Quốc, Đài Loan vẫn là những nhà đầu tư FDI lớn nhất của Việt Nam

• Thâm hụt ngân sách, nợ công và nghĩa vụ trả nợ tăng, nhưng trong tầm kiểm soát

• Khối doanh nghiệp (nhất là DNNVV) chịu tác động mạnh bởi dịch Covid-19 và có rủi ro hoạt động lớn trong khi các gói hỗ trợ triển khai còn chậm; Các doanh nghiệp rất khó khăn theo thống kê mới chỉ có khoảng 72% quay trợ lại hoạt động.

• Cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm; mới tận dụng được 37% các FTAs

 

* Một số định hướng phát triển kinh tế – xã hội 2020 – 2021

 

Chính sách lớn của Chính phủ năm 2021 lấy từ Nghị quyết 01 – 02:

– Thực hiện mục tiêu kép: “phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả và phục hồi kinh tế – xã hội; tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; CPI khoảng 4%; XK tăng 4-5%; ĐT 34,5%GDP”;

– Đẩy nhanh tiến độ triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ đang thực hiện (tổng khoảng 3% GDP) + gói hỗ trợ ngành hàng không (VNA);

– Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn

– Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng;

– Hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế đồng bộ, hiện đại, hội nhập;

– Hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là về giao thông, năng lượng và đô thị lớn, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số;

– Tìm kiếm, phát huy các động lực tăng trưởng mới/bổ sung: (i) thúc đẩy xuất khẩu các thị trường còn tiềm năng, (ii) giải ngân đầu tư công, (iii) thúc đẩy đầu tư tư nhân, (iv) tận dụng cơ hội thu hút có sàng lọc FDI, (v) kích cầu tiêu dùng nội địa, (vi) phát triển kinh tế số, kinh doanh số và CP điện tử.

– Phát triển CN hỗ trợ; tăng năng lực chống chịu của nền kinh tế đối với cú sốc bên ngoài;

– Đẩy mạnh cải cách thực chất môi trường đầu tư – kinh doanh

– Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập (CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RECP..)

 

* Chính sách tài chính – tiền tệ năm 2021

 

 CSTT: “Chủ động, linh hoạt”; CSTK: “chặt chẽ, thích ứng”; phối hợp chặt chẽ giữa CSTT với CSTK và chính sách kinh tế vĩ mô khác (chính sách giá, thương mại…) nhằm kiểm soát lạm phát CPI 4%

 Đẩy mạnh xử lý các TCTD yếu kém gắn với xử lý nợ xấu theo NQ 42; tăng năng lực tài chính, QLRR (chuẩn Basel 2) của các TCTD..v.v.

 Tín dụng tăng khoảng 12%; tiếp tục định hướng ưu tiên và kiểm soát chất lượng tín dụng; ổn định mặt bằng lãi suất; điều hành tỷ giá linh hoạt

 Thực hiện Thông tư 01 (và sửa đổi) + cho vay mới (không hạ chuẩn tín dụng) đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

 Đẩy mạnh cơ cấu lại NSNN và tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách, chống thất thu, chuyển giá, trốn lậu thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế

 QĐ 242/QĐ-TTg ngày 28/2/2019 về cơ cấu lại TTCK và bảo hiểm đến 2020 và định hướng đến 2025; hướng dẫn Luật Chứng khoán sửa đổi;

 Thúc đẩy hội nhập; phát triển tài chính số, NH số (thanh toán không dùng tiền mặt, Mobile money, Fintech…) trong bối cảnh hậu dịch Covid-19.

 

Hình: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội đến 2025 và 2030

 

Hình Một số chỉ tiêu phát triển TTCK đến 2025

 

*Giải pháp đối với doanh nghiệp

 

Bối cảnh, xu hướng mới, yêu cầu mới cơ hội, thách thức mới

• Thực hiện mô hình 5 Rs (theo tư vấn của các chuyên gia CPA – Úc và tác giả).

– Respond (thích ứng với “bình thường mới”)

– Recover (phục hồi nhanh)

– Re-invent (đổi mới, sáng tạo trong mô hình/chiến lược kinh doanh)

– Restructure (tái cơ cấu) và

– Resilience (tăng khả năng chống chịu cú sốc bên ngoài)

• Tập trung 4 thứ: người lao động, quản lý tài chính, khách hàng và đối tác.

• Chiến lược/mô hình kinh doanh giai đoạn tới? (đa dạng hóa; chủ động hội nhập; chuyển đổi số, xây dựng hệ sinh thái: nền tảng số, dữ liệu lớn, đám mây, hệ sinh thái, trải nghiệm khách hàng; trí tuệ

nhân tạo (AI) và chuỗi khối (blockchain); thanh toán không tiền mặt…).

 

*Giải pháp đối với nhà đầu tư:

 

Bối cảnh, xu hướng mới, yêu cầu mới cơ hội, thách thức mới

• Lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro (đầu tư theo “khẩu vị rủi ro” của mình)

• Xác định rõ mục đích đầu tư

• Đa dạng hóa

• Không dùng đòn bẩy quá nhiều

• Tránh tâm lý bầy đàn, theo phong trào

• Hãy là nhà đầu tư thông thái và/hoặc thông qua tổ chức KDCK…..v.v.

 

 

Ông Trần Anh Thắng – CT HĐQT VFS trình bày về thực trạng TTCK VN 2020 và triển vọng thị trường trong năm 2021

 

Ông Trần Anh Thắng cho rằng năm 2020 là một năm biến động mạnh của nền kinh tế thế giới do cuộc khủng hoảng Covid-19, nhưng đồng thời cũng là một năm thăng hoa dành cho chứng khoán thế giới nói chung và chứng khoán Việt Nam nói riêng. Điều này được thể hiện cụ thể qua các con số và biểu đồ phục hồi chữ V thần kỳ của chỉ số VN-Index:

+ Giai đoạn quý I/2020, Covid-19 bắt đầu lây lan trên khắp thế giới và xuất hiện những ca bệnh đầu tiên tại Việt Nam. Lo ngại những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh đến nền kinh tế, các nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu mạnh mẽ, khiến chỉ số giảm hơn 300 điểm, rơi xuống vùng 650 – 660 điểm giai đoạn cuối tháng 3.

+ Tính từ 31/03 tới cuối năm 2020, chỉ số tăng điểm không ngừng, (gần 450 điểm – 61,7%) và đóng cửa tại vùng 1100 điểm.

Để chứng minh cho quan điểm trên, ông Thắng có dẫn ra nhiều con số ấn tượng trong năm 2020 của thị trường chứng khoán Việt Nam là:

+ Đầu tiên là chỉ số tăng +61,7% so với đáy, và tăng 14% so với đầu năm 2020, lọt top 10 TTCK tăng điểm tốt nhất trong Q4/2020. Thanh khoản thị trường trung bình cả năm đạt 401,3 cp/ phiên, tương đương với 7,4k tỷ cp/ phiên (+30% yoy) . Đặc biệt trong tháng 12, GTGD trung bình phiên dao động ở con số 14,8k tỷ.

Lý giải cho đà tăng mạnh mẽ này, Ông Thắng cho rằng đó là nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ và kịp thời của chính phủ. Cụ thể, NHNN đã 3 lần hạ lãi suất vào tháng 3, tháng 5 và tháng 10 /2020 nhằm kích cầu tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Và khả năng phòng dịch và kiểm soát dịch chặt chẽ hơn so với các quốc gia khác của Việt Nam.

+ Thứ 2 là sự tham gia của nhà đầu tư F0, với số lượng tài khoản mở mới đạt mức kỷ lục trong tháng 12 (hơn 63000 tài khoản mở mới). Tuy nhiên, nếu so với tương đương quy mô dân số, Số lượng TK chứng khoán tại Việt Nam (2,7 triệu TK) ~ 2,5% dân số VN, vẫn thấp hơn so với một số nước trong khu vực như Thái Lan 3%, Hàn Quốc 57%, Trung Quốc 12%.

+ Thứ 3 là vốn hóa thị trường đạt 4,1 triệu tỷ đồng, chiếm 84,3% GDP. Con số này của các nước trong khu vực rơi vào 90%.

+ Thứ 4 là thị phần của Việt Nam trong rổ MSCI đã tăng lên tới 30,64% trong ngày 31/12/2020, do Kuwait được nâng hạng lên thị trường mới nổi.

* Hoạt động mua bán của nhà đầu tư nước ngoài tác động mạnh lên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bên cạnh đó, ông Thắng cũng nhắc đến yếu tố Nhà đầu tư nước ngoài như là một nhân tố tác động rất mạnh đến thị trường chứng khoán VN 2020 ở cả hai chiều mua và bán. Cụ thể:

+ 2020 cũng là một năm chứng kiến sự bán ròng mạnh mẽ của khối ngoại trên nhiều trên thị trường quốc tế, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Khối lượng khớp lệnh bán ròng trên sàn HoSE đạt 35.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so sánh với các quốc gia khác, mức bán ròng tại Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với Hàn Quốc ( > 20.000 tỷ USD), Đài Loan (18.400 tỷ USD) … Điểm tích cực hơn là đà bán ròng của khối ngoại đã có dấu hiệu giảm dần vào cuối năm.

+ Mặt khác, ở chiều mua ông Thắng cũng cho rằng đang có dòng vốn đi ngược lại xu hướng rút ròng đầu năm đó là sự bùng nổ của các quỹ đầu tư ETF nội thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư nước ngoài. Hàng loạt quỹ nội mới ra đời: ETF MAFM VN30; ETF SSIAM VN30; ETF SSIAM VNFIN LEAD; … Mặc dù mới ra đời nhưng các quỹ này đã nhanh chóng thu hút được hàng nghìn tỷ đồng. Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE), năm 2020, các quỹ ETF niêm yết ở sàn này đã được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng xấp xỉ 4.580 tỷ đồng.

* Những cổ phiếu và nhóm ngành ghi dấu ấn trong một năm biến động của thị trường chứng khoán

Trong thị trường chứng khoán, ông Thắng đã chỉ ra những cổ phiếu đã tạo được dấu ấn tăng giá và nâng đỡ thị trường trong năm 2020 là GVR, HPG, CTG, VNM … phía ngược lại tạo áp lực cho thị trường là VIC, SAB, VJC, VRE … Và các nhóm ngành đều đồng thuận tăng điểm, duy chỉ có dầu khí suy yếu do nhu cầu dầu thô suy giảm trong bối cảnh các nước trên thế giới áp dụng các biện pháp phong tỏa thắt chặt do đại dịch Covid -19. Trong các ngành tăng thì nổi bật nhất là các ngành như Công nghệ thông tin (không bị ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch, thậm chí hưởng lợi), Ngân hàng (nhận được sự hỗ trợ tích cực NHNN, nhiều cổ phiếu mới lên sàn/chuyển sàn), và nhóm Công nghiệp

 

* Thị trường chứng khoán Việt Nam phải chăng đã trở nên đắt đỏ?

Nhấn mạnh, năm 2020 có thể nói là một năm tuyệt vời của thị trường chứng khoán khi có một đà hồi phục và tăng giá mạnh mẽ cho đến hiện tại. Nhưng ông Thắng cũng đặt ra một câu hỏi cho nhà đầu tư rằng liệu thị trường có phải đã tăng quá nhiều hay không? Định giá của VN-Index có phải đã quá cao chăng?

 

Để trả lời câu hỏi này ông Thắng đã đi sâu vào phân tích định giá VN-Index theo chỉ số P/E. Cụ thể: P/E của VN-Index khi đại dịch bùng phát dao động 14,5 – 15 lần, thậm chí sau phiên giảm kỷ lục cuối tháng 3 đã giảm xuống mức 10,26. Với mức định giá hấp dẫn, chỉ số đã thu hút được dòng vốn ngoại, tạo sức bật hồi phục. Tính tới phiên giao dịch ngày 31/12/2020, P/E của VN-Index đã lên mức 17,77 điểm. Và P/E VN-Index ngày hôm qua là 19.22

 

Mức định giá này theo ông Thắng vẫn là tương đối hấp dẫn khi so sánh với mức đỉnh quá khứ T4/2018, P/E VN-Index xấp xỉ 21 – 22x và ROE của VN-Index > 15% nhưng thấp hơn 1 số quốc gia trong khu vực như Malaysia, Lào, Thái Lan.

Nhấn mạnh rằng thị trường vẫn còn hấp dẫn, tuy nhiên ông Thắng có khuyên nhà đầu tư rằng tăng trưởng bền vững có được cần nhờ đến việc tăng trưởng LN của các DN. Theo thống kế, sau khi giảm trũng ở Q1/2020, tăng trưởng EPS của các DN NY đã trở lại, và dự kiến hồi phục vào năm 2021. P/E ở mức hấp dẫn so với các nước khu vực, nhưng cũng đang tiến dần đến vùng đỉnh lịch sử, nên việc lựa chọn các cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng eps tốt cũng sẽ là một chiến lược đầu tư tốt cho năm nay.

 

* Đà tăng của Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2020 liệu có được duy trì trong năm 2021chăng?

Một câu hỏi khác mà ông Thắng cho rằng cũng sẽ có nhiều nhà đầu tư quan tâm đó là “Sau một năm tăng trưởng nhanh và mạnh, liệu TTCK 2021 giữ được đà tăng này không?” Câu trả lời của ông Thắng là “Có”. Ông đưa ra những con số, kịch bản và luận điểm dự đoán là:

+ Năm 2021 sẽ tiếp tục là một năm tăng trưởng của TTCK về thanh khoản (+30%) và điểm số (+14%), tuy nhiên tốc độ sẽ có phần kém hơn năm 2020 do triển vọng kinh tế đã được phản ánh một phần vào chỉ số. Vùng trũng có thể xảy ra vào nửa sau của năm 2021 khi mặt bằng lãi suất tăng, lực cầu mua trên thị trường ổn định. Ông Thắng có đưa ra 02 kịch bản cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2021 như sau:

+ Kịch bản 1: Với lộ trình vắc xin, EPS toàn TT tăng trưởng tốt> 18%, Chỉ số có thể đạt từ 1,250 đến 1.280 điểm.

+ Kịch bản 2: Với những rủi ro mới tác động, EPS tăng 15-16%, chỉ số có thể điều chỉnh và dao động quanh mốc 950 – 1050 điểm

* Động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong năm 2021.

Các kịch bản của thị trường chứng khoán được ông Thắng đưa ra dựa trên những luận điểm cơ bản sau:

+ Kinh tế hồi phục & Triển vọng vắc xin: tăng trưởng GDP dự kiến năm 2021 sẽ là 6,5% theo nghị quyết Chính phủ năm 2021, GDP bình quân đầu người 3.700USD/năm. Và đầu tư công được đẩy mạnh với 450k tỷ vào 2020 và 477k tỷ vào 2021 sẽ là động lực lớn cho đà hồi phục kinh tế. Bên cạnh đó, Vắc xin dự kiến tiến hành thử nghiệm và phân phối 2021 cũng sẽ giúp nền kinh tế lưu thông bình thường trở lại.

+ Hội nhập kinh tế, Hiệp định TM: sẽ giúp mở rộng thị trường, nâng cao uy tín, thương hiệu việt. Cùng với đó triển vọng từ các hiệp định EVFTA, RCEP, CPTPP. Ví dụ, với EVFTA: lộ trình miễn thuế NK từ EU 0-7 năm cho 99,7% các mặt hàng sẽ tạo ra thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

+ Xu hướng dòng tiền:

Nội: Mặt bằng LS thấp: Dòng tiền cá nhân F0 tiếp tục thúc đẩy tk thị trường. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, trong năm 2020, tỉ trọng GD của các nhà đt cá nhân đã tăng lên , chiểm 78% GD toàn thị trường, Tổ chức trong nước và nước ngoài chia nhau phần còn lại. Tỉ lệ này là lớn so với các thị trường CK quốc gia khác. Các nhà đầu tư cá nhân thường tâm lý yếu, và có thẩy gây biến động tt.

Ngoại: Với yếu tố đồng USD yếu, Dòng tiền ngoại được dự báo xoay chuyển lại đến các thị trường mới nổi và cận biên.

+ Luật CK sửa đổi, nâng hạng TT EM: Trong năm 2021 với luật chứng khoán sửa đổi sẽ giúp TTCK có thể thực hiện được các nghiệp vụ mới như bán khống, kí quỹ: T+2 T+0 (VSD Mô hình thanh toán trung tâm CPP), kí quỹ 10-15% và nới lỏng room NĐTNN. Điều này sẽ giúp tăng kì vọng VN được thêm vòa rổ FTSE vào đầu năm 2022, và được xét nâng hạng của MSCI vào giữa năm 2022

* Yếu tố rủi ro của thị trường chứng khoán

Về rủi ro thị trường, ông Thắng có lưu ý nhà đầu tư 02 yếu tố có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán trong năm 2021 là:

+ Covid-19 và biến chủng sẽ tiếp tục là rào cản lớn cho kinh tế thế giới chừng nào vắc-xin chưa được phân phối rộng rãi.

+ Chỉ số P/E cao –> định giá thị trường không còn rẻ nữa, đồng nghĩa với việc các nhịp rung lắc mạnh sẽ thường xuyên xảy ra hơn

 

Năm 2020, với những động lực chính, ông Thắng đưa ra những ý tưởng đầu tư tương ứng. Kinh tế phục hồi -> Ngành tiêu dùng, bán lẻ, ngân hàng: MWG, VNM, TCB

Đầu tư công mạnh -> Hạ tầng xây dựng, vật liệu xây dựng, cảng biển: HPG, GMD

Chuyển đổi số -> Công nghệ: FPT

Dịch chuyển chuỗi cung ứng -> BĐS khu công nghiệp: GVR, SZC

Mặt bằng lãi suất thấp -> BĐS: VHM, KDH, DXG

Hiệp định TM, hội nhập -> Dệt may, thủy sản: TCM, TNG, VHC

 

 

Cuối cùng là phần Q&Avới các diễn giả xung quanh chủ đề hội thảo

 

– TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV), Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ QG.

– Ông Lê Long Giang – Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA).

– Ông Trần Anh Thắng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán Nhất Việt (VFS)

– Ông Đào Lê Huy – Phó Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Cổ phần Điện Lực (EVNFinance)

 

Phần giới thiệu EVF

Ông Huy phát biểu

– Điều đầu tiên, cho tôi thay mặt Công ty tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance)  xin gửi lời chào và chúc mừng năm mới tới tất cả  các nhà đầu tư.

– EVNFinance không còn là một cái tên mới trên thị trường tài chính nữa. Chúng tôi đã có hơn 10 năm hoạt động, phát triển và cũng đã có những kết quả để tự tin. Năm 2008, EVNFinance được thành lập với sứ mệnh ban đầu của EVNFinance là đầu mối thu xếp vốn, quản trị vốn cho các dự án điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên, đồng thời cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính chuyên nghiệp cho các đơn vị trong ngành điện và các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác.

– Điều tạo nên sự khác biệt của EVNFinance đó là chúng tôi có định hướng riêng cho con đường của mình, đó là tập trung vào ngành điện, vào mảng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo và những sản phẩm tài chính có hàm lượng công nghệ cao. Và chúng tôi có bản lĩnh, năng lực để thực hiện nhiệm vụ theo đúng định hướng đó. Thực tế là chỉ trong năm 2021, chúng tôi đã nhận được sự đánh giá, tín nhiệm của cộng đồng quốc tế thông qua những nguồn vốn ngoại từ các tổ chức quốc tế uy tín như rA, GCPF.

– Tính đến hết 31/12/2020 Tổng Tài sản của EVF đã đạt gần 30 nghìn tỉ đồng; lợi nhuận đạt kế hoạch, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,3% tức là thấp hơn mức 3% theo quy định chung của NHNN và mức 2% mà NHNN yêu cầu đối với các TCTD trong năm 2020.

Bên cạnh đó, EVNFinance cũng luôn gắn liền mục tiêu lợi nhuận với trách nhiệm xã hội. Thực hiện trách nhiệm với sự phát triển chung của cộng đồng. Và ngay cả định hướng tập trung mảng năng lượng xanh của EVNFinance cũng nằm trong chiến lược bảo vệ môi trường và thể hiện trách nhiệm cộng đồng.

 

NĐT:

Câu 1: Theo báo cáo tôi đọc được, 55% các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đều báo không có lãi do hiện tượng chuyển giá. Vì vậy chúng ta cần quan tâm hơn tới chất lượng sử dụng vốn FDI, không phải là số lượng dự án? Tôi muốn xin ý kiến của các chuyên gia về vấn đề này

 

TS Lực trả lời: Đầu tư FDI cũng có những mặt trái của nó, và anh đã đưa ra được mặt trái, đó là chuyển giá. Tình trạng “lãi giả, lỗ thật” đã xuất hiện từ lâu nay. Và lỗi này đến từ chính chúng ta, khi các cán bộ quản lý chưa đủ tầm để giải quyết vấn đề này. Và giải pháp duy nhất, đó là nâng tầm, trau dồi kiến thức, nâng cao kiến thức.

 

Câu 2: Mức độ hội nhập của TTCK VN đang ở mức độ nào?

TS Lực: Hiện chúng tôi đang sử dụng 3 chỉ số chính để đánh giá điều này

+ Sự tương quan của TTCK Việt Nam đối với TTCK thế giới. Như đã phân tích ở trên, (70 – 80%)

+ Số lượng nhà đầu tư, quỹ nước ngoài tham gia vào TTCK Việt Nam

+ Sự xuất hiện của các cổ đông chiến lược, đối tác tài chính từ nước ngoài

 

Ông Thắng trả lời:

Tôi xin bổ sung 1 yếu tố nữa để đánh giá mức độ hội nhập của TTCK Việt Nam đối với TTCK thế giới. Trong bài phân tích của tôi đã có đề cập, thị phần của Việt Nam trong rổ MSCI đã tăng lên tới 30,64%; điều đó cho thấy nhà đầu tư nước ngoài có sự quan tâm nhất định tới thị trường Việt Nam, càng khẳng định sự hội nhập của TTCK đối với thế giới. Ngoài ra chủ trương của thủ tướng chính phủ cũng là yếu tố thúc đẩy sự hội nhập. Chính phủ đề ra mục tiêu: TTCK Việt Nam chuyển từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi trước năm 2025. Và để được nâng hạng, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phải thỏa mãn những tiêu chí khắt khe do thế giới đề ra về cả mặt định tính và định lượng. Quan điểm của tôi là TTCK chứng khoán Việt Nam đang từng bước trở thành TTCK mới nổi và sẽ còn hội nhập sâu rộng hơn với thế giới.

 

Câu 3: Thưa TS. Lực, Nếu thông tư 01 hết hiệu lực, chất lượng tài sản và kết quả kinh doanh của các NH sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Liệu các NH 2021 có duy trì được kết quả kinh doanh, tốc độ tăng trưởng như năm 2020 hay không?

 

TS. Lực trả lời:

Tính bình quân 2020, lợi nhuận hệ thống ngân hàng tăng 10%, không tốt so với những năm trước (20 – 25%), bằng một nửa so với năm trước.

Thông tư 01 NHNN cho phép trì hoãn nợ, cho phép doanh nghiệp vay nợ vs lãi suất thấp như trước đây. Các ngân hàng sẽ phải dồn tiền trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn trong năm 2021 và điều này gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của các NHTM.

 

Theo tôi mức độ tăng trưởng lợi nhuận của hệ thống NH trong năm tới (2021) ở mức trung bình, tương tự năm 2020 (10%). Tuy nhiên năm tới độ trễ của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp yếu kém sẽ lộ rõ hơn, tạo áp lực cho ngân hàng.

 

Câu 4:  Cho tôi hỏi đại diện EVF, công ty có bị ảnh hưởng gì về tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng lợi nhuận năm 2020 do tác động của Covid-19 không? Sau Covid , công ty có chuyển đổi cơ cấu lĩnh vực cho vay hoặc đầu tư không? Mục tiêu và phương hướng của EVF trong năm 2021 là gì.

 

Mr Huy- EVF:

Trong năm 2020, đa phần các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và nhiều khách hàng của EVNFinance cũng vậy. Với tình hình đó thì EVNFinance cũng đã đưa ra nhiều giải pháp, chính sách theo quy định của NHNN để hỗ trợ khách hàng. Bên cạnh đó, Ban Lãnh đạo công ty cũng đã nhìn nhận những ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid 19 tác động. EVF xác định phát triển với khẩu vị rủi ro an toàn, cơ cấu cho vay/đầu tư tập trung vào năng lượng xanh/năng lượng tái tạo, đẩy mạnh hàm lượng công nghệ vào sản phẩm cùng nhiều giải pháp khác. Kết quả là kết thúc năm 2020 thì EVNFinance đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đã đề ra.

Và một tín hiệu cũng rất tích cực đó là tính đến hết năm 2020, Tín dụng  EVF tăng trưởng 9%  so với 2019. Trong đó, EVNFinance vẫn tập trung phục vụ các đơn vị trong ngành điện với tỷ trọng tín dụng cho ngành điện chiếm khoảng xấp xỉ 30% tổng dư nợ của EVNFinance. Và trong 30% cơ cấu tín dụng cho ngành điện thì mảng năng lượng tái tạo, điện mặt trời chiếm khoảng gần 20% của số đó.

Trong năm 2020 EVNFinance cũng chú trọng hơn tới mảng cho vay tiêu dùng, nghiên cứu và triển khai các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ số theo quy định của ngân hàng nhà nước  và tập trung vào phân khúc cho vay an toàn thông qua các ứng dụng liên kết như Viettel Pay, Momo…

Trong năm 2021, EVNFinance xác định là sẽ vẫn còn nhiều khó khăn từ thị trường. Tuy nhiên thì EVNFinance vẫn tiếp tục kiên trì với các sản phẩm truyền thống, phục vụ ngành điện đồng thời nghiên cứu phương án đa dạng hóa sản phẩm và quan trọng nhất là tập trung vào chuyển đổi số để bắt kịp với nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó thì trong năm 2021, chắc chắn EVNFinance sẽ tiếp tục tăng cường hàm lượng công nghệ số trong các sản phẩm và hoạt động của mình.