Trái phiếu là kênh tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp huy động vốn. Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp nổi bật nhờ khả năng sinh lợi ổn định và tính linh hoạt cao. Trong bài viết này, Chứng khoán Nhất Việt (VFS) sẽ giới thiệu về đặc điểm và hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, mang đến cái nhìn tổng quan cho nhà đầu tư, bài viết chi tiết và rất dễ hiểu hãy cùng tìm hiểu!
1. Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Phân biệt với các loại trái phiếu khác
Trái phiếu doanh nghiệp là loại trái phiếu được các doanh nghiệp phát hành. Nó có thể là một chứng chỉ hoặc một ghi nợ trên hệ thống. Khi mua trái phiếu này, nhà đầu tư đang cho công ty vay tiền, và công ty có trách nhiệm trả lại cả lãi và gốc khi đến hạn.
So sánh trái phiếu doanh nghiệp với trái phiếu chính phủ |
||
Tiêu chí | Trái phiếu doanh nghiệp | Trái phiếu chính phủ |
Đơn vị phát hành | Bộ Tài chính | Công ty cổ phần, công ty TNHH theo pháp luật Việt Nam |
Mục đích phát hành |
|
|
Lãi suất | Thường cố định | Thay đổi tùy theo doanh nghiệp phát hành |
Kỳ hạn | Tối thiểu 1 năm, có thể kéo dài 5-12 năm (trung hạn) hoặc 2-30 năm (dài hạn) | Tối thiểu 1 năm, nhưng thường từ 1-3 năm (ngắn hạn) |
Rủi ro | Rủi ro cực thấp, chủ yếu ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái | Rủi ro trung bình, phụ thuộc vào khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp phát hành |
Chi tiết về : Trái phiếu chính phủ là gì? Lãi suất chính phủ 2025
So sánh trái phiếu doanh nghiệp với cổ phiếu, gửi tiết kiệm ngân hàng: |
|||
Tiêu chí | Trái phiếu doanh nghiệp | Cổ phiếu | Gửi tiết kiệm ngân hàng |
Vai trò của nhà đầu tư | Trái chủ | Cổ đông | Khách hàng hoặc người sử dụng dịch vụ |
Lợi suất | Được xác định trước, theo điều kiện khi doanh nghiệp phát hành | Không xác định trước, tùy thuộc vào biến động thị trường | Được xác định trước, lãi suất cố định theo ngân hàng |
Mức độ linh hoạt khi chuyển nhượng | Có thể chuyển nhượng, tùy vào quy định tại mỗi thời kỳ | Linh hoạt cao, dễ dàng mua bán, chuyển nhượng | Ít khi chuyển nhượng |
Kỳ hạn trái phiếu | Thường từ 2 – 10 năm | Không có kỳ hạn cụ thể | Linh hoạt, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng |
Khả năng bảo toàn vốn | Trung bình | Thấp | Cao |
Phương thức nhận tiền | Nhận lãi định kỳ, gốc khi đáo hạn | Nhận tiền hoặc nhận cổ tức khi bán cổ phiếu | Nhận cả gốc và lãi một lần khi đáo hạn |
Yếu tố quyết định khi đầu tư |
|
|
|
2. Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
- Kỳ hạn trái phiếu: Thời gian phát hành trái phiếu do doanh nghiệp tự quyết định, dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của mình.
- Số lượng phát hành: Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng trái phiếu phát hành dựa trên nhu cầu vốn và khả năng huy động vốn của thị trường tại thời điểm đó.
- Loại đồng tiền phát hành và thanh toán: Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong nước sẽ dùng đồng VNĐ, còn trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra nước ngoài sẽ sử dụng đồng tiền theo quy định của thị trường nước sở tại. Khi thanh toán lãi và trả gốc, sẽ sử dụng đồng tiền giống như khi phát hành.
- Mệnh giá trái phiếu: Trái phiếu trong nước có mệnh giá 100,000 VNĐ hoặc bội số của 100,000 VNĐ. Trái phiếu quốc tế sẽ có mệnh giá theo quy định của thị trường nước ngoài.
- Hình thức phát hành: Trái phiếu doanh nghiệp có thể được phát hành dưới dạng bút toán ghi nợ, chứng chỉ, hoặc dữ liệu điện tử, tùy thuộc vào quyết định của doanh nghiệp.
- Lãi suất trái phiếu: Doanh nghiệp có thể chọn lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, hoặc kết hợp cả hai. Quyết định này phụ thuộc vào tình hình tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu chọn lãi suất thả nổi, doanh nghiệp phải công khai thông tin tham chiếu cho nhà đầu tư.
- Quyền lợi của nhà đầu tư: Nhà đầu tư sẽ được nhận lãi định kỳ và tiền gốc khi đến hạn. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có quyền tài sản, chuyển nhượng, cho- nhận trái phiếu và quyền thừa kế.
3. Phân loại trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam
Các loại trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam được phân loại theo 3 cách sau:
3.1. Phân loại theo hình thức phát hành
Phân loại theo hình thức phát hành, trái phiếu doanh nghiệp sẽ bao gồm:
Trái phiếu doanh nghiệp chào bán ra công chúng: Là trái phiếu được chào bán theo một trong các phương thức sau:
- Chào bán qua các phương tiện thông tin đại chúng
- Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
- Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định
Trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ: Là trái phiếu không được chào bán qua phương tiện thông tin đại chúng và được phát hành theo một trong các phương thức dưới đây:
- Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
- Chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
Xem thêm: Phát hành trái phiếu là gì? Điều kiện chào bán trái phiếu
3.2. Phân loại theo mục đích phát hành hoặc quyền lợi của trái chủ
Khi phân loại theo mục đích phát hành và quyền lợi của trái chủ, trái phiếu doanh nghiệp sẽ bao gồm:
- Trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm: Là loại trái phiếu không được bảo đảm thanh toán một phần hoặc toàn bộ gốc, lãi bằng tài sản của tổ chức phát hành hoặc bên thứ ba, hoặc không có bảo lãnh thanh toán từ tổ chức tài chính tín dụng.
- Trái phiếu doanh nghiệp xanh: Là trái phiếu được phát hành nhằm đầu tư vào các dự án bảo vệ môi trường hoặc mang lại lợi ích về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Trái phiếu chuyển đổi: Là trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được quy định trong phương án phát hành.
- Trái phiếu có bảo đảm: Là trái phiếu được bảo đảm thanh toán một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc bên thứ ba, theo các quy định về giao dịch bảo đảm, hoặc được bảo lãnh thanh toán theo pháp luật.
- Trái phiếu kèm chứng quyền: Là loại trái phiếu được phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền có quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được quy định trong phương án phát hành trái phiếu.
3.3. Phân loại theo niêm yết, đăng ký và lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán
Khi phân loại theo niêm yết, đăng ký và lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), trái phiếu doanh nghiệp bao gồm:
- Trái phiếu doanh nghiệp niêm yết: Đây là loại trái phiếu đã được đăng ký và lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD). Những trái phiếu này được giao dịch công khai và rộng rãi trên các sàn giao dịch chứng khoán như HOSE và HNX. Trong quá trình giao dịch, các quy định của sàn giao dịch chứng khoán sẽ được áp dụng.
- Trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết (OTC): Đây là loại trái phiếu không được đăng ký tại VSD. Giao dịch trái phiếu này chỉ diễn ra trên thị trường OTC (thị trường giao dịch ngoài sàn), theo nguyên tắc tự do giữa các nhà đầu tư mà không có sự quản lý của cơ quan chức năng.
4. Nhà đầu tư cá nhân – Những lưu ý về trái phiếu doanh nghiệp
Để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp an toàn, nhà đầu tư cần chú ý đến những vấn đề sau:
4.1. Lợi ích của trái phiếu doanh nghiệp đối với nhà đầu tư
Các giao dịch trái phiếu mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, cụ thể như sau:
- Lãi suất cao: Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp thường cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng.
- Mức độ rủi ro thấp: So với cổ phiếu, trái phiếu có mức rủi ro thấp hơn. Nếu doanh nghiệp gặp vấn đề tài chính, nhà đầu tư trái phiếu sẽ được ưu tiên thanh toán trước.
- Tính thanh khoản cao: Trái phiếu có tính thanh khoản cao, giúp nhà đầu tư dễ dàng mua bán và nhận lãi suất trong suốt thời gian nắm giữ.
- Tính linh hoạt: Lãi suất định kỳ có thể được dùng để tái đầu tư. Nếu giá trái phiếu tăng, lãi suất cũng sẽ được cộng dồn vào giá trị vốn đầu tư ban đầu.
4.2. Bí kíp đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả
Để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp an toàn và hiệu quả, bạn hãy chú ý đến 4 yếu tố sau đây:
- Chọn thời điểm thích hợp để mua trái phiếu: Dựa vào chu kỳ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư có thể xác định thời điểm lý tưởng để đầu tư vào trái phiếu. Cụ thể, khi thị trường chứng khoán bắt đầu giảm, trái phiếu trở thành một kênh đầu tư an toàn, thích hợp để “trú ẩn” khỏi những biến động không chắc chắn.
- Nghiên cứu thông tin về doanh nghiệp phát hành trái phiếu: Trước khi đầu tư, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về uy tín của doanh nghiệp phát hành. Các yếu tố cần xem xét bao gồm vị thế doanh nghiệp, khả năng thu hồi vốn nhanh chóng, tiềm lực tài chính và uy tín của ban lãnh đạo.
- Đánh giá mối quan hệ giữa rủi ro và lãi suất: Lãi suất cao có sức hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với rủi ro. Nhà đầu tư cần phân tích kỹ lưỡng sự tương quan giữa rủi ro và lãi suất để đưa ra quyết định hợp lý.
- Thời gian đáo hạn của trái phiếu: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn. Thời gian đáo hạn của trái phiếu tác động trực tiếp đến các kế hoạch đầu tư của nhà đầu tư trong tương lai.
5. Nhà đầu tư tổ chức – Các vấn đề cần quan tâm về trái phiếu doanh nghiệp
Dưới đây là tổng hợp những quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp mà nhà đầu tư tổ chức cần quan tâm:
5.1. Mua lại trái phiếu trước hạn và hoán đổi trái phiếu doanh nghiệp
Theo Điều 7 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điều 1 khoản 5 Nghị định 65/2022/NĐ-CP), việc mua lại trái phiếu trước hạn và hoán đổi trái phiếu đối với các trái phiếu chào bán riêng lẻ trong nước và trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế như sau:
(I) Doanh nghiệp phát hành có quyền mua lại trái phiếu trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu. Tuy nhiên, đối với trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, việc mua lại phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trái phiếu sẽ bị hủy bỏ sau khi mua lại.
(II) Cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu cũng sẽ là cơ quan phê duyệt phương án mua lại trái phiếu trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu. Tuy nhiên, trường hợp bắt buộc mua lại trái phiếu theo yêu cầu của nhà đầu tư sẽ không phải tuân theo điều này.
(III) Các trường hợp mua lại trái phiếu trước hạn bao gồm:
- Mua lại trái phiếu theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.
- Mua lại trái phiếu bắt buộc theo yêu cầu của nhà đầu tư khi:
- Doanh nghiệp phát hành vi phạm pháp luật liên quan đến việc chào bán và giao dịch trái phiếu, và vi phạm đó không thể khắc phục hoặc không được đại diện của 65% tổng số trái phiếu đang lưu hành chấp thuận biện pháp khắc phục.
- Doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án phát hành trái phiếu, và vi phạm đó không thể khắc phục hoặc không được đại diện của 65% tổng số trái phiếu đang lưu hành chấp thuận biện pháp khắc phục.
- Các trường hợp khác được nêu trong phương án phát hành trái phiếu (nếu có).
Lưu ý: Quy định về việc bắt buộc mua lại trái phiếu trước hạn theo yêu cầu của nhà đầu tư không áp dụng nếu trái phiếu bị thu hồi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
5.2. Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp
Theo Điều 5 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 và 3 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP),các loại hình doanh nghiệp được phát hành trái phiếu cần dựa trên nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp được chào bán riêng lẻ trong nước và trên thị trường quốc tế như sau:
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ.
- Mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của doanh nghiệp, hoặc mục đích khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải nêu rõ mục đích phát hành trong phương án phát hành, theo quy định tại Điều 13 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, và công bố thông tin cho nhà đầu tư. Vốn huy động từ việc phát hành trái phiếu phải được sử dụng đúng mục đích đã nêu trong phương án phát hành và thông tin công khai cho nhà đầu tư.
- Đối với trái phiếu xanh (trái phiếu do Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp phát hành), ngoài các quy định trên, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu phải được hạch toán và quản lý riêng, đồng thời được giải ngân cho các dự án bảo vệ môi trường hoặc các dự án mang lại lợi ích môi trường, theo phương án phát hành đã được phê duyệt.
- Đối với trái phiếu phát hành trên thị trường trong nước, doanh nghiệp chỉ được thay đổi điều kiện và điều khoản của trái phiếu, như quy định tại Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phê duyệt.
- Được số đại diện sở hữu trái phiếu từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
- Doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin bất thường về các thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu.
5.3. Doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu
Phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường trong nước được quy định tại khoản 1, 2 Điều 14 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP) như sau:
- Đấu thầu phát hành: Đây là phương thức lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện để trúng thầu mua trái phiếu, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp phát hành.
- Bảo lãnh phát hành: Phương thức này liên quan đến việc bán trái phiếu cho nhà đầu tư thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc một tổ hợp các tổ chức bảo lãnh phát hành.
- Đại lý phát hành: Trong phương thức này, doanh nghiệp phát hành ủy quyền cho một tổ chức khác thực hiện việc bán trái phiếu cho nhà đầu tư.
- Bán trực tiếp: Đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng, phương thức này cho phép bán trái phiếu trực tiếp cho nhà đầu tư.
Doanh nghiệp phát hành có quyền lựa chọn phương thức phát hành và công bố cho nhà đầu tư.
Như vậy, trái phiếu doanh nghiệp là công cụ tài chính hấp dẫn, giúp nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội sinh lợi bền vững. Để tối ưu hóa các quyết định, nhà đầu tư nên có chiến lược phù hợp với tài chính cá nhân. Chứng khoán VFS với đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm sẽ giúp nhà đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư hợp lý, mang lại hiệu quả tối đa. Hãy liên hệ với VFS qua Hotline 028 62 556 586 (TPHCM) hoặc 024 39 288 222 (Hà Nội) để được hỗ trợ tận tình!
|